Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 546/QLLĐNN-TTLĐ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc đưa lao động đi làm việc tại Malaysia
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 546/QLLĐNN-TTLĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 546/QLLĐNN-TTLĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Văn Hằng |
Ngày ban hành: | 08/07/2002 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 546/QLLĐNN-TTLĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VỚI NƯỚC NGOÀI - BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 546/QLLĐNN-TTLĐ
NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ VIỆC ĐƯA LAO ĐỘNG
ĐI LÀM VIỆC TẠI MALAYSIA
Kính gửi: Các doanh nghiệp thí điểm đưa lao động sang Malaysia
Qua kiểm tra việc thực h;ện thí điểm đưa lao động sang làm việc tại Malaysia, Cục Quản lý lao động với nước ngoài thông báo và hướng dẫn như sau:
- Các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác và thực hiện hợp đồng, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và các chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động với nước ngoài về thí điểm đưa lao động sang làm việc tại Malaysia. Số lượng lao động đưa sang làm việc tại Malaysia tăng nhanh và đang dần ổn định.
- Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại trong khâu ký kết hợp đồng; đăng ký hợp đồng; tuyển chọn; đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động; thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động;…
Để thực hiện tốt đợt thí điểm đưa lao động sang làm việc tại Malaysia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua tình hình thực tế triển khai trong thời gian qua của các doanh nghiệp, Cục Quản lý lao động với nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Cục Quản lý lao động với nước ngoài tại các văn bản cho phép doanh nghiệp được thí điểm đưa lao động sang Malaysia và công văn số 1656/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 4/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đặc biệt là các vấn đề sau:
1/ Đăng ký hợp đồng đối với mỗi yêu cầu cung cấp lao động (Letter of Demand) của từng chủ sử dụng lao động đã có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Malaysia theo quy định tại Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ. Hồ sơ đăng ký hợp đồng gồm:
- Bản đăng ký thực hiện hợp đồng theo mẫu số 5 Thông tư 28/1999/TT- BLĐTBXH ngày 15/11/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Hợp đồng tư vấn ký giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác tư vấn (trong đó có quy định mức phí môi giới và trách nhiệm của bên tư vấn đối với người lao động và doanh nghiệp Việt Nam);
- Giấy yêu cầu tuyển lao động Việt Nam của chủ sử dụng lao động (Letter of Demand) do chủ sử dụng lao động hoặc người được chủ sử dụng lao động ủy quyền phù hợp với luật pháp Malaysia ký, có ghi rõ số lượng, cơ cấu nghề nghiệp, tiêu chuẩn lao động và các điều kiện hợp đồng đối với người lao động đã được cơ quan công chứng của Malaysia chứng thực;
- Giấy ủy quyền của chủ sử dụng lao động (Power of Attorney) ủy quyền cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam tuyển lao động do chủ sử dụng lao động hoặc người được chủ sử dụng lao động ủy quyền phù hợp với luật pháp Malaysia ký và đã được cơ quan công chứng của Malaysia chứng thực;
- Giấy chấp thuận của Cơ quan nhập cư có thẩm quyền cho phép chủ sử dụng lao động nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, bản tiếng Malaysia và bản dịch ra tiếng Anh đã được cơ quan lãnh sự Bộ Ngoại giao Malaysia chứng thực;
- Hợp đồng lao động mẫu đã được chủ sử dụng lao động hoặc người được chủ sử dụng lao động ủy quyền phù hợp với luật pháp Malaysia ký và đã được cơ quan công chứng của Malaysia chứng thực.
2/ Tổ chức tuyển chọn lao động trực tiếp, gắn trách nhiệm của chính quyền cấp xã, phường và lãnh đạo các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo dể đảm bảo tuyển được những lao động có đạo đức tốt, xuất thân từ gia đình chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; không thu phí tuyển chọn đối với người lao động.
Công bố công khai về số lượng tuyển, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc và sinh hoạt, quyền lợi thu nhập của người lao động và các khoản chi phí đối với người lao động rõ ràng, rành mạch.
3/ Phải tổ chức đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc Hoa) - giáo dục định hướng cho lao động theo đúng quy định tại Quyết định số 49/QĐ-QLLĐNN ngày 15 tháng 4 năm 2002 của Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài.Trước khi tiến hành đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc Hoa) - giáo dục định hướng cần cho người lao động học tập kỹ về điều kiện hợp đồng, các khoản thu trước khi đi, các khoản trích nộp từ tiền lương trong thời gian làm việc ở Malaysia để người lao động có thể tính được thu nhập thực tế hàng tháng trong thời gian người lao động làm việc ở Malaysia. Trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp phải tổ chức quản lý học viên để theo dõi về ý thức tổ chức kỷ luật; kiên quyết loại bỏ những lao động thiếu ý thức kỷ luật, đạo đức kém; kết thúc khóa đào tạo phải tổ chức kiểm tra chất lượng phù hợp với yêu cầu của đối tác để cấp chứng chỉ.
4/ Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính quy định tại Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định và các văn bản chỉ đạo của Bộ Lao động - thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động với nước ngoài về đưa lao động sang làm việc tại Malaysia về: phí môi giới, phí học tập, giáo dục định hướng, phí xin viza, tiền vé máy bay và lệ phí sân bay,… (theo yêu cầu tại công văn số 1656/LĐTBXH- QLLĐNN ngày 4/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
5/ Riêng đối với lao động nữ, đề nghị các doanh nghiệp tạm thời chưa tuyển chọn, đào tạo lao động nữ khi chưa nhận được các văn bản chính thức của cơ quan có thẩm quyền của Malaysia cho phép chủ sử dụng lao động Malaysia tuyển lao dộng nữ Việt Nam sang làm việc tại Malaysia.
6/ Đối với những doanh nghiệp uỷ quyền cho một số đơn vị trực thuộc cùng thực hiện việc cung ứng lao động sang Malaysia: Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định của Nhà nước của các đơn vị được uỷ quyền, phải quản lý chặt chẽ hoạt động của các đơn vị được uỷ quyền, báo cáo rõ địa chỉ và hợp đồng cung ứng lao động do đơn vị được ủy quyền thực hiện để Cục Quản lý lao động với nước ngoài kiểm tra, theo dõi, giám sát.
Cục Quản, lý lao động với nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp đang thí điểm đưa lao động sang làm việc tại Malaysia thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước, các chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đặc biệt là khẩn trương chấn chỉnh các vấn đề tồn tại đã phát sinh trong thời gian vừa qua. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xem xét đình chỉ việc thực hiện thí điểm đưa lao động sang Malaysia và tùy theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật đối với những doanh nghiệp vi phạm.