Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 543/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2007
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 543/TB-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 543/TB-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Huỳnh Thị Nhân |
Ngày ban hành: | 21/02/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 543/TB-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 543/TB-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2008 |
THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM 2007
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các ngành, các địa phương tình hình tai nạn lao động trong năm 2007 và một số giải pháp chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong năm 2008 như sau:
A. TÌNH HÌNH CHUNG
I. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
Theo báo cáo của 64 tỉnh, thành phố, tình hình tai nạn lao động trong năm 2007 như sau:
- Tổng số vụ tai nan lao động: 5.951 vụ, trong đó có 505 vụ tai nạn lao động chết người, 78 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên, đặc biệt là vụ sập 2 nhịp dẫn cầu Cầu Thơ ngày 26/9/2007 làm chết 53 người, bị thương 80 người và vụ sạt lở núi đá tại mỏ đá D3 công trình thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An) ngày 15/12/2007 làm chết 18 người;
- Tổng số người bị nạn: 6.337 người, trong đó có 621 người chết và 2.553 người bị thương nặng.
II. Tình hình TNLĐ ở các địa phương
1. Mười địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người trong năm 2007
TP. Hồ Chí Minh có 117 người chết, 622 người bị thương nặng trong tổng số 666 vụ tai nạn lao động;
Vĩnh Long có 57 người chết, 83 người bị thương nặng trong tổng số 5 vụ tai nạn lao động;
Quảng Ninh có 42 người chết, 147 người bị thương nặng trong tổng số 400 vụ tai nạn lao động;
Đồng Nai có 23 người chết, 104 người bị thương nặng trong tổng số 1117 vụ tai nạn lao động;
Bình Dương có 23 người chết, 49 người bị thương nặng trong tổng số 653 vụ tai nạn lao động;
Nghệ An có 22 người chết, 43 người bị thương nặng trong tổng số 63 vụ tai nạn lao động;
Long An có 20 người chết, 20 người bị thương nặng trong tổng số 35 vụ tai nạn lao động;
TP. Hải Phòng có 19 người chết, 14 người bị thương nặng trong tổng số 89 vụ tai nạn lao động;
TP. Hà Nội có 17 người chết, 45 người bị thương nặng trong tổng số 183 vụ tai nạn lao động;
TP. Đà Nẵng có 17 người chết, 6 người bị thương nặng trong tổng số 36 vụ tai nạn lao động;
2. Một số địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người tăng cao so với năm 2006 là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Long An, Nghệ An.
B. PHÂN TÍCH CÁC VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG
Tình hình khai báo, điều tra các vụ tai nạn lao động hiện nay vẫn chậm so với quy định. Theo báo cáo của 64 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì năm 2007 toàn quốc xảy ra 505 vụ tai nạn lao động chết người làm 621 người chết, nhưng đến 25 tháng 01 năm 2008, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được 240 biên bản điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người làm 265 người chết và 48 người bị thương nặng. Phân tích từ 240 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người, có một số đánh giá như sau:
I. Những Bộ, ngành xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người
- Các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương chiếm 19,8% tổng số vụ và 15,36% tổng số người chết;
- Các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng chiếm 9% tổng số vụ và 12,29% tổng số người chết;
- Các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải chiếm 4,5% tổng số vụ và 21,18% tổng số người chết;
- Các doanh nghiệp thuộc các địa phương quản lý (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài) chiếm 57,66% tổng số vụ và 45.05% tổng số người chết;
Năm 2007 tỷ lệ số vụ tai nạn lao động thuộc các Bộ, ngành quản lý cũng tương tự như năm 2006, ngoại trừ tỷ lệ số người chết thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý tăng cao hơn do vụ sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ.
II. Những lĩnh vực sản xuất xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người
- Lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông chiếm 27,86% tổng số vụ và 44,37% tổng số người chết;
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 12,93% tổng số vụ và 14,29% tổng số người chết;
- Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 4,98% tổng số vụ và 5,12% tổng số người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 7,8% tổng số vụ và 7,17% tổng số người chết.
III. Các loại yếu tố, thiết bị gây nhiều tai nạn lao động chết người
- Liên quan đến mặt bằng sản xuất chiếm 20,2% tổng số vụ và 22,08% tổng số người chết;
- Liên quan đến thiết bị nâng, thang máy chiếm 8,8% tổng số vụ và 9,55% tổng số người chết;
- Liên quan đến máy hàn điện chiếm 7,92% tổng số vụ và 8,53% tổng số người chết;
- Liên quan đến giàn giáo, sàn thao tác chiếm 6,15% tổng số vụ và 7,18% tổng số người chết;
- Liên quan đến đường dây tải điện chiếm 6,15% tổng số vụ và 6,66% tổng số người chết.
IV. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất
- Điện giật chiếm 20,1% tổng số vụ và 18,87% tổng số người chết;
- Ngã từ trên cao chiếm 16,4% tổng số vụ và 15,07% tổng số người chết;
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 14,1% tổng số vụ và 14,25% tổng số người chết;
- Vật đổ, đè chiếm 7,78% tổng số vụ và 10,17 tổng số người chết, trong đó riêng lĩnh vực khai thác đá năm 2007 có 6 vụ sạt lở đá làm chết 23 người, đặc biệt nghiêm trọng là vụ khai thác đá tại công trình xây dựng nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ làm chết 18 người.
V. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người
Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 35,53% tổng số vụ, do người lao động chiếm 30%, còn lại là do các yếu tố khách quan hoặc không kết luận nguyên nhân cụ thể là 34,47% tổng số vụ tai nạn lao động, cụ thể là:
- Người sử dụng lao động vi phạm Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, Quy phạm an toàn chiếm 17,62% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 11,89% tổng số vụ;
- Chưa huấn luyện an toàn lao động, không có phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,72% tổng số vụ;
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 1,7% tổng số vụ không có thiết bị an toàn chiếm 2,2% tổng số vụ;
- Người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 25,3% tổng số vụ;
- Người bị nạn vi phạm không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,7% tổng số vụ.
VI. Xử lý trách nhiệm đối với vụ tai nạn lao động
Trong tổng số 240 vụ tai nạn lao động mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nhận được biên bản điều tra năm 2007 thì chỉ có 1 vụ được chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự và khởi tố trách nhiệm hình sự các cá nhân có trách nhiệm liên quan. Một số vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng chết nhiều người trong năm 2007 chưa điều tra xong nên chưa có hình thức xử lý.
C. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. So với năm 2006: Năm 2007 tăng 70 vụ tai nạn lao động và 249 người bị nạn. Số vụ tai nạn lao động chết người không tăng nhưng số người chết tăng 85 người, đặc biệt là số người bị thương nặng năm 2007 nhiều hơn năm 2006 là 1141 người.
2. Tình hình điều tra tai nạn lao động
Nhìn chung các vụ tai nạn lao động đã được điều tra đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tuy nhiên nhiều địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong năm 2007, một số địa phương đã tiến hành điều tra tai nạn lao động và báo cáo về Bộ khẩn trương, kịp thời như: Quảng Ninh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Quảng Ninh là tỉnh duy nhất chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Chất lượng báo cáo tai nạn lao động năm 2007
Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc báo cáo tình hình tai nạn lao động theo đúng mẫu và thời gian quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương báo cáo không đúng mẫu, báo cáo số liệu không khớp giữa các cột mục hoặc chỉ báo cáo tổng số mà không phân tích theo các yếu tố theo biểu mẫu quy định. Đặc biệt tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương vẫn rất thấp (năm 2007 toàn quốc chỉ có 4,5% số doanh nghiệp báo cáo) do vậy đã gây khó khăn trong việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động toàn quốc. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương gửi báo cáo về Bộ cũng rất chậm.
Để hạn chế tình trạng này trong năm 2007, đề nghị Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương kiên quyết xử phạt các doanh nghiệp không báo cáo định kỳ về tai nạn lao động theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ.
4. Thiệt hại về vật chất
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2007 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...) là 48.035 tỷ đồng, thiệt hại về lâm sản là 10.493 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên đến 382.313 ngày.
D. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẦN THỰC HIỆN NĂM 2008
Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong năm 2007, để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở tất cả các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế. Cần tập trung thanh tra các lĩnh vực xây dựng; lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện; khai thác khoáng sản và khai thác đá; sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; các công trình xây dựng trọng điểm sử dụng nhiều lao động thời vụ; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm luật pháp lao động theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ;
2. Các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động và quy định về bảo hộ lao động. Tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho người sử dụng lao động theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức hội nghị đánh giá đúng mức các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động để phổ biến rút kinh nghiệm trong toàn ngành, tập đoàn, Tổng công ty, đồng thời đề ra các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn lao động. Kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc các đơn vị, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động;
3. Người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra máy, thiết bị; cải thiện điều kiện làm việc để đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn. Xây dựng đầy đủ các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, Quy phạm an toàn và hướng dẫn cho người lao động trước khi làm việc. Tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động đầy đủ cho người lao động theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và tuyên truyền, giáo dục cho người lao động tự giác chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Đặc biệt chú ý đối với những người lao động làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc tiếp xúc với những đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4. Chấn chỉnh công tác thống kê, báo cáo tai nạn lao động toàn quốc: Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên đề về công tác thống kê, báo cáo cũng như kiên quyết áp dụng các chế tài đối với cơ sở không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo về tai nạn lao động;
5. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra kịp thời, chính xác các vụ tai nạn lao động chết người trong các thành phần kinh tế, chú ý các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy trình sản xuất lạc hậu; sử dụng các hoá chất độc hại, ảnh hưởng môi trường nhưng thiếu ý thức phòng ngừa tai nạn lao động;
6. Xử lý nghiêm những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và kiên quyết đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân có trách nhiệm liên quan nếu có những vi phạm pháp luật lao động để xảy ra tai nạn lao động chết người nghiêm trọng;
7. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm nâng cao trách nhiệm đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động để mọi người đều có ý thức cảnh giác và phòng ngừa tai nạn lao động./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |