Công văn 4799/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về mức lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 4799/LĐTBXH-LĐTL
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 4799/LĐTBXH-LĐTL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Tống Thị Minh |
Ngày ban hành: | 18/12/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Bảo hiểm |
tải Công văn 4799/LĐTBXH-LĐTL
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4799/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2009 |
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang
Trả lời công văn số 661/SLĐTBXH-LĐTL-BHXH ngày 8/12/2009 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về tiền lương và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước thì các mức lương trong thang lương, bảng lương được dùng làm cơ sở để thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động. Mức lương ghi trong hợp đồng lao động là cơ sở để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.
Như vậy, đối với công ty nhà nước thì áp dụng thang lương, bảng lương tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP và mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ (khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì thực hiện theo quy định mới) làm cơ sở để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.
Đối với doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI thì áp dụng thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng làm cơ sở để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP và Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5/12/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó mức tiền lương để trả cho lao động làm công việc giản đơn không qua đào tạo trong điều kiện lao động bình thường không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (từ ngày 01/01/2010 mức lương tối thiểu vùng được quy định Nghị định số 97/2009/NĐ-CP và số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để quý Sở biết và hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây