Công văn 4602/LĐTBXH-PC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 4602/LĐTBXH-PC
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 4602/LĐTBXH-PC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 24/12/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 4602/LĐTBXH-PC
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 4602/LĐTBXH-PC V/v: Hướng dẫn bổ sung Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 02/6/2008 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 1848/LĐTBXH-PC hướng dẫn triển khai Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động). Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai thực hiện Đề án, bước đầu đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp một số khó khăn, vướng mắc, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, đoàn thể, địa phương) triển khai thực hiện một số nội dung sau đây:
1. Về tổ chức
a) Tại Tiểu đề án 4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định của pháp luật liên quan cho người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: trong thời gian qua việc triển khai ở một số địa phương gặp khó khăn, do nhiều địa phương không có cơ quan đầu mối là Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Để bảo đảm kế hoạch triển khai Đề án, đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Tiểu Đề án 4 ở địa phương.
Riêng thành phố Hà Nội thì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ban thực hiện Đề án của thành phố tổ chức triển khai, thực hiện.
b) Đối với những địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án (riêng Tiểu Đề án 1) mà không thành lập Ban thực hiện Đề án, yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khẩn trương tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có văn bản chỉ đạo các cơ quan liên quan thuộc Đề án tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần của Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và Công văn số 1848/LĐTBXH-PC ngày 02/6/2009.
c) Hiện nay còn một số tỉnh chưa phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án, yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án và thành lập Ban thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động ở địa phương theo quy định tại Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
a) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đã quy định điểm 3 Mục III “Kinh phí thực hiện Đề án ở địa phương do ngân sách địa phương bố trí. Hàng năm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ các nội dung hoạt động của Đề án thuộc địa phương mình lập dự toán kinh phí trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
b) Kinh phí thực hiện Đề án thẩm quyền, phổ biến pháp luật lao động không thuộc kinh phí của Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Kinh phí thực hiện Đề án này được bố trí trong dự toán chi quản lý hành chính của các cơ quan, việc lập dự toán chi tiết hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở các nội dung hoạt động của đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung của Đề án này và Luật Ngân sách nhà nước phê duyệt riêng nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Đề án đã đề ra.
c) Việc lập dự toán kinh phí chi tiết căn cứ theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/05/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và vận dụng một số văn bản khác liên quan đến tập huấn, hội thảo, nghiên cứu soạn thảo tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục.
3. Tổ chức thực hiện Đề án
a) Yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan hữu quan khẩn trương tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai quyết liệt các nội dung của Đề án, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo về Ban Điều hành Đề án ở Trung ương.
b) Đề nghị Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành Chủ trì các Tiểu đề án; Bộ Tài chính (Tiểu đề án 2); Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tiểu Đề án 3); Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Tiểu Đề án 4); Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (Tiểu Đề án 5 căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình và sự phân công trách nhiệm tại Đề án chỉ đạo, hướng dẫn toàn ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện; đồng thời kịp thời xử lý giải quyết theo thẩm quyền những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện do các địa phương phản ánh.
c) Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo đôn đốc các sở, ban, ngành triển khai thực hiện; cân đối, bố trí nguồn kinh phí hợp lý, kịp thời cho các cơ quan để đảm bảo thực hiện Đề án.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, địa phương phản ánh kịp thời về Ban Điều hành Đề án (Thường trực là Tổ thư ký Đề án tại Vụ Pháp chế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: Điện thoại 0438.296.545, email: ntduong234@gmail.com) để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây