Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3910/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội góp ý Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3910/LĐTBXH-LĐTL
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3910/LĐTBXH-LĐTL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 09/11/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp |
tải Công văn 3910/LĐTBXH-LĐTL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3910/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Trả lời công văn số 1315/VPCP-ĐMDN ngày 01/11/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc góp ý vào Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện một số nội dung sau:
1. Về Tờ trình số 7615/TTr-BGTVT ngày 29/10/2010 của Bộ Giao thông vận tải.
- Về sự cần thiết của Đề án: đề nghị bổ sung khái quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn hiện nay cũng như yêu cầu sớm ổn định tổ chức sản xuất, kinh doanh; từng bước củng cố uy tín thương hiệu Tập đoàn Vinashin; cương quyết không để vỡ nợ, sụp đổ, gây tác động xấu đến sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, mức độ tín nhiệm vay, trả nợ quốc tế và môi trường đầu tư của đất nước như Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
- Đề nghị bổ sung làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Đề án cũng như trong quá trình xây dựng Đề án.
2. Về Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
2.1. Về kết cấu: đề nghị nghiên cứu bổ sung hoàn thiện theo kết cấu chung của một đề án; bao gồm sự cần thiết của đề án: thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn: Tái cơ cấu Tập đoàn (mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, nội dung của tái cơ cấu, giải pháp, tổ chức thực hiện …) và đề xuất, kiến nghị.
2.2. Về nội dung
- Phần đánh giá hiện trạng: Đề án cần phân tích rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn, trong đó có vấn đề việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng như việc giải quyết các chế độ, chính sách đối với lao động trong các doanh nghiệp.
- Về phương án tái cơ cấu Tập đoàn
+ Bổ sung làm rõ những nguyên tắc trong xây dựng và triển khai thực hiện Đề án trong đó có nguyên tắc đảm bảo chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật cũng như vấn đề đảm bảo an sinh xã hội nói chung bởi Đề án có liên quan đến hàng trăm doanh nghiệp và hàng chục nghìn lao động thuộc Tập đoàn.
+ Bổ sung làm rõ các tiêu chí để đánh giá, lựa chọn từng đơn vị thành viên trong Tập đoàn để đưa vào 5 nhóm sắp xếp các đơn vị theo đề xuất của Đề án.
+ Để đảm bảo việc làm cho người lao động cũng như giải quyết số lao động thôi việc, mất việc do tái cơ cấu Tập đoàn, trong Đề án cần có phương án sắp xếp lao động trên phạm vi toàn Tập đoàn (điều chuyển lao động giữa các doanh nghiệp thành viên), trên cơ sở đó các đơn vị xây dựng phương án sắp xếp lao động của đơn vị mình. Trong từng phương án cụ thể của tập đoàn cũng như từng đơn vị cần xác định rõ số lao động tiếp tục sử dụng (trong Tập đoàn hoặc trong doanh nghiệp), số lao động nghỉ hưu theo quy định, số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động và đề xuất cơ chế xử lý cụ thể đối với từng doanh nghiệp theo lộ trình tái cơ cấu.
- Về kiến nghị, giải pháp
+ Đề nghị bổ sung những giải pháp khắc phục những nguyên nhân yếu kém mà Đề án đã đề cập như đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, năng lực dự báo, kiểm tra, kiểm soát yếu, v.v…
+ Để đảm bảo mục tiêu của Đề án cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, cần cụ thể cơ chế giám sát đặc biệt đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.
Tóm lại, tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, ổn định và phát triển công nghiệp đóng tàu của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hải và chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đây là một đề án lớn, đang được nhiều cơ quan, xã hội quan tâm. Do vậy, việc nghiên cứu, xây dựng đề án cần có thêm những căn cứ, số liệu phân tích, đánh giá chặt chẽ, khách quan, đồng thời cần có thêm ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, các chuyên gia làm tiền đề cho việc đề xuất các phương án, giải pháp khả thi, hiệu quả.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |