Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3817/LĐTBXH-QLLĐNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc chấn chỉnh một số doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan có tỉ lệ lao động bỏ hợp đồng cao
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3817/LĐTBXH-QLLĐNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3817/LĐTBXH-QLLĐNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thanh Hoà |
Ngày ban hành: | 24/10/2003 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 3817/LĐTBXH-QLLĐNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3817/LĐTBXH-QLLĐNN | Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2003 |
Kính gửi: Các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan
Theo thông báo của Uỷ ban lao động Đài Loan và báo cáo của Bộ phân Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, hiện nay tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan cao nhất trong các nước có lao động làm việc tại Đài Loan. Để chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hướng và quản lý lao động của các doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan, đồng thời phối hợp với phía Đài Loan trong việc giảm thiểu số lao động bỏ trốn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm túc các quy định đã nêu trong công văn số 2419/BLĐTBXH-QLLĐNN ngày 25 tháng 7 tháng 2002 và công văn số 3673/BLĐTBXH-QLLĐNN ngày 14 tháng 10 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hướng, quản lý lao động làm việc tại Đài Loan.
2. Từ này đến hết năm 2003, các doanh nghiệp tập trung thực hiện các giải pháp giảm thiểu tỉ lệ lao động bỏ hợp đồng tại Đài Loan, phối hợp với các bên liên quan trong việc vận động, tìm kiếm và đưa số lao động này về nước trong thời gian sớm nhất.
3. Đình chỉ việc cung ứng lao động sang làm việc tại Đài Loan trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2003 đến ngày 30 tháng 01 năm 2004 đối với 03 doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng cao mà chưa có biện pháp khắc phục tình trạng này:
- Công ty Xây dựng và Phục vụ việc làm Thanh niên xung phong Đà Nẵng (YOUTHEXCO)
- Công ty Xây lắp điện 2 (PCC2)
- Công ty Cổ phần Phát triển công nghiệp Hà ĩnh (HAINDECO)
4. Cảnh báo 16 doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan có tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng tương đối cao:
- Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (FOREXCO).
- Công ty Dịch vụ xuất nhập khẩu Tiểu thủ công nghiệp các tỉnh phía Nam (COOPIMEX).
- Công ty Xuất khẩu lao động, Thương mại và Du lịch (SOVILACO)
- Công ty Vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO)
- Công ty Du lịch Hà Tây
- Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (SEAPRODEX)
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuận Thảo
- Công ty Thiết bị vật tư du lịch 2 (TOMATECO)
- Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La
- Tổng Công ty Thuỷ sản Hạ Long (Hạ Long FISHCORP)
- Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Cửu Long (Cuu Long INTRACO)
- Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Ninh Bình
- Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Sài Gòn (INCOMEX SAI GON)
- Công ty Cung ứng Dịch vụ hàng không (AIRSERCO)
- Công ty Thương mại tổng hợp Bà Rịa - Vũng Tàu (GETRACO)
- Công ty Hợp tác lao động với nước ngoài (COLACO)
Yêu cầu 16 doanh nghiệp trên hết 31 tháng 12 năm 2003 phải báo cáo kết quả việc khắc phục tình trạng lao động bỏ hợp đồng của doanh nghiệp mình, nếu không có biện pháp hữu hiệu cải thiện tình hình lao động bỏ trống, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp.
Đề nghị các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp quán triệt, chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện những yêu cầu trên.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC |