Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3623/LĐTBXH-TTLĐNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội triển khai giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3623/LĐTBXH-TTLĐNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3623/LĐTBXH-TTLĐNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Thị Hải Chuyền |
Ngày ban hành: | 01/10/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 3623/LĐTBXH-TTLĐNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3623/LĐTBXH-TTLĐNN | Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 30/05/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 12/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các giải pháp để giảm tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng không về nước.
Thực hiện Chỉ thị nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai đồng bộ các giải pháp và đã giảm tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng lao động không về nước xuống còn 31,19% trong tháng 8/2014 so với mức trung bình 41,44 % trong quý I năm 2014.
Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình của tất cả lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc không về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tiếp tục đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm tới.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nêu trên là do còn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp nêu trong Chỉ thị số 12/CT-TTg. Các cơ quan chức năng nhiều địa phương đã không hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để triển khai thực hiện; một số địa phương có triển khai nhưng mang tính hình thức, không quyết liệt và kém hiệu quả.
Trước tình hình nêu trên, nhằm tiếp tục giảm tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng lao động không về nước và có thể ký kết Thỏa thuận đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc trong năm nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các ban, ngành và các tổ chức chính trị xã hội của địa phương phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý Lao động ngoài nước và Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động trực tiếp tới gia đình người lao động; yêu cầu gia đình người lao động cam kết vận động con, em về nước đúng thời hạn khi hết hạn hợp đồng lao động.
2. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông địa phương thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền trên hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình; đài truyền thanh của xã, phường, thị trấn về tình hình lao động của địa phương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Uỷ ban nhân dân, tại nhà văn hóa của xã, phường để tạo dư luận xã hội phê phán hành vi vi phạm của những người lao động này.
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện hoặc cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền đối với những trường hợp người lao động cư trú tại địa phương trước khi đi hiện đã hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt các biện pháp nêu trên. Đối với các địa phương có tỷ lệ người lao động hết hạn hợp đồng lao động ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp cao, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp hạn chế tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong thời gian tới./.
| BỘ TRƯỞNG |