Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3473BKH/ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tỷ lệ lao động nước ngoài tối đa trong doanh nghiệp theo quy định của Nghị định 105/2004/NĐ-CP
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3473BKH/ĐTNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3473BKH/ĐTNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Võ Hồng Phúc |
Ngày ban hành: | 07/06/2004 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 3473BKH/ĐTNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3473 BKH/ĐTNN | Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2004 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Sau khi Nghị định 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực, nhiều cơ sở y tế, giáo dục đào tạo thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài (“ĐTNN”) cho rằng mức khống chế số lao động nước ngoài tối đa 3% nhưng nhiều nhất không quá 50 người là quá chặt chẽ, không phù hợp với điều kiện hoạt động của các cơ sở này cũng như thông lệ quốc tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ vấn đề nêu trên như sau:
1. Quy định hiện hành về số lao động tối đa trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Điều 1.1 và 1.3, Nghị định số 105/2003/NĐ-CP quy định: các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tuyển lao động nước ngoài với tỷ lệ không quá 3% so với số lao động hiện có của doanh nghiệp, nhưng nhiều nhất không quá 50 người, ít nhất cũng được tuyển 1 người. Vì được thành lập và hoạt động theo Luật ĐTNN theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, nên các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo có vốn ĐTNN chịu sự điều chỉnh các quy định này.
Điều 1.6 và 3.2, Nghị định 105/2003/NĐ-CP cũng quy định các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao không phải áp dụng tỷ lệ lao động nước ngoài được tuyển dụng, nhưng muốn tuyển dụng lao động nước ngoài phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu vận dụng quy định này để áp dụng cho các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo có vốn ĐTNN, thì mỗi lần tuyển dụng lao động nước ngoài, họ đều phải xin chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi cơ sở đặt trụ sở chính.
Ngày 10 tháng 3 năm 2004, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 04/2004/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ; trong đó quy định các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo, phải xin chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài.
2. Vướng mắc của các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo có vốn ĐTNN:
Do đặc thù của cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo; và cũng là mong muốn của nước chủ nhà khi thu hút đầu tư vào các lĩnh vực này, nhà đầu tư thường tuyển dụng nhiều lao động nước ngoài để đảm trách các công việc chủ chốt như giám đốc bệnh viện, hiệu trưởng cơ sở giáo dục đào tạo, bác sĩ, giáo viên... Tỷ lệ này ở hầu hết các cơ sở đều vượt quá mức 3% tổng số lao động. Vì vậy, cho dù áp dụng quy định tại Điều 1.1 và 1.3 hay 1.6 và 3.2 của Nghị định 105/2003/NĐ-CP hay thủ tục quy định tại Thông tư 04/2004/TT-BLĐTXH nêu trên, thì các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo có vốn ĐTNN đều gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động nước ngoài vì mức khống chế 3% là quá thấp và thủ tục xin chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước mỗi lần tuyển dụng là quá rườm rà.
Trong thời gian qua, một số cơ sở y tế, giáo dục đào tạo có vốn ĐTNN như Công trình trách nhiệm hữu hạn y tế Viễn Đông Việt Nam (Bệnh viện Việt - Pháp), Phòng Khám bệnh Y học Trung Quốc, Đại học Quốc tế RMIT đã kiến nghị với Chính phủ và các Bộ liên quan về mức khống chế tỷ lệ 3% số lao động nước ngoài. Việc ban hành Thông tư 04/2004/TT-BTLĐBXH đã phần nào giải quyết được vướng mắc của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thường xuyên sử dụng lao động nước ngoài vượt quá mức 3% tổng số lao động của cơ sở, nên các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính, trong khi quyết định tuyển dụng là công việc của doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu hoạt động của chính mình.
3. Kiến nghị:
Theo quy định trước đây tại Nghị định 58/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về việc Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ỏ Việt Nam và Nghị định 169/1999/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung lao động là người nước ngoài phải giải trình rõ nhu cầu trong hồ sơ dự án và được cơ quan cấp GPĐT chấp thuận khi xét duyệt dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu cần tuyển thêm lao động là người nước ngoài thì phải giải trình nhu cầu với cơ quan đã xét duyệt dự án và được cơ quan này chấp thuận bằng văn bản.
Như vậy, quy định cũ không khống chế số lượng lao động nước ngoài tối đa trong doanh nghiệp, mà căn cứ vào Giải trình kinh tế - kỹ thuật để quản lý số lao động nước ngoài mà doanh nghiệp sử dụng.
Nghị định 105/2003/NĐ-CP thay thế Nghị định 58/CP và 169/1999/NĐ-CP quy định số lượng lao động nước ngoài tối đa của doanh nghiệp, trong trường hợp sử dụng vượt mức này, phải được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Quy định này đã gây phản ứng tiêu cực từ các nhà đầu tư (thể hiện qua các văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan cũng như thông qua phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội ngày 01 tháng 12 năm 2003) vì theo họ việc sử dụng lao động là công việc nội bộ của doanh nghiệp, trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Đối với các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo có vốn ĐTNN, số lượng lao động nước ngoài thường vượt quá mức 3% (thậm chí tại các Dự thảo 7, 8, 9 Thông tư hướng dẫn Nghị định 06/2000/NĐ-CP , Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng tỷ lệ này cần khống chế tối thiểu là 30% để đảm bảo chất lượng đào tạo), nên việc xin chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh dã tạo ra rào cản về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Do những bất cập nêu trên, tại Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong Hội nghị ĐTNN ngày 9 tháng 3 năm 2004 vừa qua, Bộ đã kiến nghị sửa đổi điều khoản khống chế số lao động nước ngoài tối đa quy định tại Nghị định 105/2003/NĐ-CP. Kiến nghị này đã được Phó Thủ tướng Vũ Khoan ủng hộ khi kết luận và chỉ đạo Hội nghị.
Với các lý do trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự thảo Nghị định 105/2003/NĐ-CP sửa đổi theo hướng xoá bỏ quy định khống chế số lượng lao động nước ngoài tối đa làm việc trong doanh nghiệp vốn ĐTNN nói chung và các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo có vốn ĐTNN nói riêng.
Trong khi Nghị định 105/2003/NĐ-CP sửa đổi chưa được ban hành, để đảm bảo chất lượng tốt trong hoạt động của các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo, đồng thời giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo được trình kế hoạch tuyển dụng lao động nước ngoài cho từng năm để xin chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, làm cơ sở cho việc tuyển dụng lao động trong năm mà không phải xin phép cho từng lần tuyển dụng.
Trên đây là báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mức khống chế lao động nước ngoài tối đa làm việc trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN quy định tại Nghị định 105/2003/NĐ-CP , kinh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
| BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |