Công văn 324/LĐTBXH-TCGDNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chính sách quan tâm đào tạo nguồn nhân lực

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 324/LĐTBXH-TCGDNN

Công văn 324/LĐTBXH-TCGDNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chính sách quan tâm đào tạo nguồn nhân lực
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:324/LĐTBXH-TCGDNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Quân
Ngày ban hành:14/01/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 324/LĐTBXH-TCGDNN
V/v trả lời kiến nghị của CLB cựu đại biểu Quốc hội

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi: Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) nhận được công văn số 12462/VPCP-ĐMDN ngày 24/12/2018 của Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội (Câu lạc bộ). Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ LĐTXBH xin thông tin về kiến nghị liên quan đến “chính sách quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là những ngành nghề kỹ thuật cao, công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 và nguồn nhân lực làm thương mại điện tử” được phản ánh tại công văn của Câu lạc bộ như sau:

Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 được xem là khâu đột phá, là nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Ý thức được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, trong thời gian vừa qua, Bộ LĐTBXH đã xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp, cụ thể như sau:

- Đưa nhng yêu cầu của cách mạng 4.0 vào Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến 2030”;

- Ban hành Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017; Quyết định số 1839/QĐ-LĐTBXH ngày 28/11/2017 phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó, đã lựa chọn ưu tiên tại một số ngành, nghề, cụ thể phục vụ trực tiếp cuộc cách mạng 4.0 (thuộc các lĩnh vực như Công nghệ thông tin; Vật lý; Sinh học); các ngành, nghề phục vụ nông nghiệp công nghệ cao;

- Trong năm 2018, đã triển khai xây dựng 150 chuẩn đầu ra các trình độ giáo dục nghề nghiệp, trong đó đã lồng ghép các năng lực theo yêu cầu của cách mạng 4.0;

- Triển khai thực hiện Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020”; Dự án Xây dựng Trung tâm dữ liệu giáo dục nghề nghiệp và Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nghề nghiệp...

Hiện nay, Bộ LĐTBXH đang xây dựng Dự thảo Đề án “Thí điểm đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu của của cuộc Cách mạng 4.0” để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó:

- Dự kiến các ngành, nghề thí điểm đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng cập nhật, kiến thức, kỹ năng công nghệ cho người lao động để nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 gồm: Công nghệ thông tin; điện tử viễn thông; Điện, điện tử; tự động hóa; Công nghiệp chế biến; Nông, lâm nghiệp; Ôtô, cơ khí nông nghiệp, thiết bị y tế; Dịch vụ vận tải; Du lịch dịch vụ (khách sạn, nhà hàng....); Dệt may, giầy da và một số ngành nghề khác.

- Dự kiến các ngành, nghề thí điểm đặt hàng đào tạo, đào tạo lại người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp do bị tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với các nhóm ngành nghề: Nông, lâm, ngư nghiệp; Cơ khí, chế tạo; Dệt may, giày da; Khai khoáng, mỏ địa chất; Điện, điện tử; tự động hóa; nhóm các ngành nghề lao động giản đơn khác (ngành nghề có năng suất lao động thấp, lao động có kỹ năng thấp; lao động có nguy cơ thất nghiệp...).

Trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH cũng sẽ tập trung thực hiện các giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của cách mạng 4.0, cụ thể như sau:

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách cho việc đào tạo, đào tạo lại người lao động:

+ Hình thành cơ chế đặt hàng đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau; xây dựng cơ chế thanh toán theo số lượng và chất lượng người học tốt nghiệp; xây dựng Chương trình mục tiêu về đào tạo và đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0; ban hành chuẩn năng lực người lao động đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 cho từng ngành, nghề và trình độ đào tạo;

+ Xây dựng lộ trình, kế hoạch tổ chức thí điểm đào tạo, đào tạo lại cho người lao động ở từng lĩnh vực ngành nghề.

- Thí điểm đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng cập nhật, kiến thức, kỹ năng công nghệ cho người lao động để nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0: Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực của người lao động; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng; lựa chọn các trường, doanh nghiệp để tham gia đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng...

- Thí điểm đặt hàng đào tạo, đào tạo lại người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp do bị tác động của cuộc cách mạng 4.0.

- Lồng ghép, phối hợp thực hiện các giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong các chương trình, đề án về phát triển giáo dục nghề nghiệp:

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách; đổi mới quản lý giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

+ Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp năng lực, ứng dụng công nghệ đào tạo hiện đại (đào tạo trực tuyến, mô phỏng, số hóa...); nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo nhất là năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin.

+ Gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo để bắt kịp xu thế phát triển của công nghệ.

+ Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp; thúc đẩy ươm mầm và khởi tạo doanh nghiệp.

Bộ LĐTBXH xin được thông tin đến Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Bộ LĐTBXH: Lãnh đạo Bộ, TCGDNN;
- Lưu: VT, TH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quân

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi