Công văn 3141/LĐTBXH-KHTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3141/LĐTBXH-KHTC

Công văn 3141/LĐTBXH-KHTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3141/LĐTBXH-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Quang Phụng
Ngày ban hành:31/07/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

tải Công văn 3141/LĐTBXH-KHTC

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 3141/LĐTBXH-KHTC PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
Số: 3141/LĐTBXH-KHTC
V/v:Xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2017
 
Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Bộ
 
Thực hiện Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (gọi tắt là Nghị định số 47/2017/NĐ-CP) và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 67/2017/TT-BTC ngày 30/6/2016, Bộ yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, cụ thể như sau:
1. Về xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở:
1.1. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2017/NĐ-CP (sau đây gọi chung là kinh phí thực hiện cải cách tiền lương) là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/7/2017) và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt năm 2017 (được xác định theo hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ), bao gồm:
+ Biên chế quản lý nhà nước (không bao gồm người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP).
+ Biên chế sự nghiệp.
Đối với số cán bộ, công chức, viên chức tăng thêm trong năm 2017 so với số cán bộ, công chức, viên chức tại thời điểm báo cáo, nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện điều chỉnh lương cơ sở của số cán bộ, công chức, viên chức này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh lương cơ sở năm sau.
Đối với số cán bộ, công chức, viên chức vượt so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh lương cơ sở của số cán bộ, công chức, viên chức này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định về điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2017 của đơn vị.
1.2. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2017/NĐ-CP được xác định căn cứ vào: Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ; hệ số phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp bằng số tiền tuyệt đối); tỷ lệ các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và mức tiền lương cơ sở tăng thêm quy định tại Nghị định số 47/2017/NĐ-CP so với Nghị định số 47/2016/NĐ-CP theo số biên chế quy định tại điểm 1.1 nêu trên.
1.3. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2017/NĐ-CP của các đơn vị bao gồm cả kinh phí tăng thêm thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy theo Quy định số 169-QĐ/TW ngày 24/6/2008 của Ban Bí thư.
1.4. Nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp, trợ cấp tính trên lương, ngạch, bậc hoặc mức lương cơ sở được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn sau thời điểm ngày 01/7/2017 (nếu có) được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 và nguồn thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn này.
2. Về xác định nguồn đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 47/2017/NĐ-CP:
2.1. Xác định nguồn:
2.1.1. Đối với các đơn vị quản lý nhà nước:
- Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2016 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2017 (nếu có).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2017.
- Sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ (sau khi đã thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định).
Trường hợp các nguồn theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Khoản 1 Công văn này, thì các đơn vị phải tự bố trí, sắp xếp trong dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2017 được giao để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.
Trường hợp sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Khoản 1 Công văn này mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương vẫn còn dư lớn và có nhu cầu phát triển hoạt động của đơn vị, các đơn vị đề xuất phương án sử dụng báo cáo Bộ tổng hợp gửi Bộ Tài chính thẩm định trước khi sử dụng; đồng thời đơn vị phải cam kết tự sắp xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2.1.2. Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo 1 phần chi phí hoạt động thường xuyên:
- Sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương đến hết năm 2016 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2017 (nếu có).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2017 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng). Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu là 35% số thu được để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ, bao gồm thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ và chi phí tiền lương, phụ cấp).
Trường hợp các nguồn thu theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Khoản 1 Công văn này, các đơn vị tự sắp xếp, bố trí từ các nguồn thu của đơn vị theo quy định và dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2017 (phần giao tự chủ tài chính) để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Khoản 1 Công văn này mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương vẫn còn dư lớn và có cam kết tự thu xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, thì được sử dụng nguồn còn dư để chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn, thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định hiện hành; kết thúc năm ngân sách, các đơn vị báo cáo Bộ để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính kết quả sử dụng nguồn kinh phí này.
Đối với Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng thành phố Hồ Chí Minh: Đơn vị tự cân đối bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm và nguồn thu được để lại theo quy định để thực hiện điều chỉnh lương cơ sở theo quy định (theo công văn số 5360/LĐTBXH-KHTC ngày 29/12/2015 của Bộ).
2.1.3. Trường Cao đẳng nghề Kỹ nghệ II: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu năm 2017 phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự đảm bảo tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2016 chưa sử dụng (nếu có) theo quy định tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019.
2.1.4. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên (các Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn, Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, Trung tâm lao động ngoài nước, Nhà khách Người có công...): nguồn chi trả tiền lương tăng thêm sử dụng trong nguồn thu được để lại theo chế độ của đơn vị.
2.1.5. Đối với các đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn viện trợ: nguồn chi trả tiền lương tăng thêm sử dụng trong nguồn kinh phí của đơn vị.
2.2. Số thu được để lại theo chế độ quy định tại điểm 2.1.1 và 2.1.2 Công văn này không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước và đã được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí cho hoạt động thu (chỉ được trừ chi phí trực tiếp phục vụ công tác thu trong trường hợp các công việc, dịch vụ này chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động thu), Ngoài ra, chú ý một số điểm sau:
- Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): 40% số thu để thực hiện chế độ cải cách tiền lương được tính trên số thu được để lại theo chế độ sau khi loại trừ các chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Đối với số thu học phí chính quy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập: 40% số thu để lại thực hiện chế độ cải cách tiền lương được tính trên toàn bộ số thu học phí (bao gồm cả kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù học phí theo quy định).
- Đối với học phí từ các hoạt động đào tạo tại chức, liên doanh liên kết, các hoạt động đào tạo khác của các cơ sở đào tạo công lập: 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên số thu từ các hoạt động trên sau khi loại trừ các chi phí liên quan và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định.
- Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: 35% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên số thu sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ, gồm chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ và chi phí tiền lương, phụ cấp.
- Đối với số thu dịch vụ, các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác của đơn vị sự nghiệp (ngoài các khoản thu theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí): 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên toàn bộ số thu của các hoạt động trên sau khi trừ các chi phí liên quan và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định.
2.3. Kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2017/NĐ-CP đối với biên chế, lao động của hệ thống Bảo hiểm thất nghiệp: Kinh phí thực hiện đảm bảo từ nguồn chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
3. Chế độ báo cáo, thẩm định về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở:
Các đơn vị trực thuộc Bộ (kể cả các đơn vị tự đảm bảo nguồn để thực hiện) có trách nhiệm báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 47/2017/NĐ-CP của cơ quan, đơn vị mình theo mẫu biểu đính kèm công văn này, gửi về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 10/8/2017 để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.
Các đơn vị dự toán có đơn vị dự toán trực thuộc quy định thời gian báo cáo và tổng hợp nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương của các đơn vị trực thuộc đảm bảo yêu cầu thời hạn báo cáo trên.
4. Về phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở:
Các đơn vị căn cứ mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ, Thông tư số 67/2017/TT-BTC ngày 30/6/2017 của Bộ Tài chính và hướng dẫn tại công văn này chủ động sử dụng nguồn theo quy định để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động và điều chỉnh phụ cấp, các khoản đóng góp theo mức lương cơ sở theo đúng chế độ quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính, điện thoại 024.38.269.544) để được hướng dẫn thêm./.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng (để b/cáo);
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Lưu: VT, Vụ KHTC.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH




Phạm Quang Phụng
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi