Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2435/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2018 thí điểm đưa NLĐ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2435/LĐTBXH-QLLĐNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2435/LĐTBXH-QLLĐNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 19/06/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 2435/LĐTBXH-QLLĐNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 2435/LĐTBXH-QLLĐNN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2018 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 08/02/2018 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2018 về việc thí điểm thực hiện đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước trong thời gian 02 năm kể từ ngày 01/01/2018, sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau:
1. Ký kết Thỏa thuận
Thẩm quyền, trình tự và thủ tục ký kết Thỏa thuận về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc (sau đây gọi là Thỏa thuận) thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, cụ thể như sau:
- Người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định và tiến hành việc ký kết Thỏa thuận hoặc ủy quyền cho cấp phó ký Thỏa thuận sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan cấp tỉnh và cơ quan được lấy ý kiến nêu trên thì thực hiện theo Khoản 4 Điều 16 Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007.
- Sau khi ký kết Thỏa thuận, cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, đồng thời gửi Bộ Ngoại giao bản sao Thỏa thuận đã được ký kết.
Căn cứ phạm vi thực hiện, cơ quan cấp tỉnh có thể giao cơ quan cấp huyện hoặc tổ chức sự nghiệp tại địa phương thực hiện việc phái cử lao động theo Thỏa thuận (sau đây gọi là cơ quan thực hiện). Việc giao và cơ quan được giao phải nêu rõ trong Thỏa thuận.
2. Nội dung chính của Thỏa thuận
Thỏa thuận về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc và có những nội dung chính sau đây:
a) Cơ quan thực hiện
Cơ quan được giao thực hiện việc phái cử lao động.
b) Phạm vi điều chỉnh
Thỏa thuận quy định về việc tuyển dụng người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ theo hợp đồng tại Hàn Quốc.
c) Đối tượng áp dụng
- Người lao động sinh sống tại địa phương ký kết Thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú đủ 12 tháng trở lên kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cư trú hợp pháp.
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Thỏa thuận.
d) Điều kiện cung ứng, tiếp nhận người lao động
Số lượng lao động sẽ phái cử/tiếp nhận; tiêu chuẩn tuyển chọn; ngành, nghề, công việc phải làm; địa điểm làm việc; thời hạn làm việc; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn và bảo hộ lao động; tiền lương và tiền làm thêm giờ; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt; chế độ bảo hiểm, khám bệnh, chữa bệnh; trách nhiệm chi trả phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí đưa lao động về nước và các điều kiện liên quan khác (Phụ lục số 1 kèm theo).
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết
Thỏa thuận phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết trong việc tổ chức tuyển chọn; bồi dưỡng kiến thức cần thiết, bổ túc tay nghề và đào tạo tiếng Hàn cho người lao động trước khi xuất cảnh (nếu có); tiến hành các thủ tục đưa và tiếp nhận lao động Việt Nam đến nơi làm việc tại Hàn Quốc; giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi của người lao động trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc; quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp chấm dứt, tạm đình chỉ hiệu lực Thỏa thuận, trường hợp bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, người sử dụng lao động phá sản,...).
g) Quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận và việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
h) Thời hạn Thỏa thuận
Các bên thống nhất về thời hạn Thỏa thuận, tối đa không quá thời hạn thí điểm 02 năm kể từ ngày 01/01/2018.
3. Chi phí của người lao động
- Cơ quan cấp tỉnh thỏa thuận, thống nhất với phía Hàn Quốc về trách nhiệm chi trả các chi phí để người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, bao gồm:
+ Phí khám sức khỏe, lý lịch tư pháp;
+ Lệ phí làm hộ chiếu, làm thị thực (visa);
+ Học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, bổ túc tay nghề và đào tạo tiếng Hàn (nếu có).
- Trên nguyên tắc phi lợi nhuận, cơ quan thực hiện có thể thu của người lao động một khoản chi phí hành chính chỉ để sử dụng với mục đích chi trả cho các hoạt động tuyển chọn, làm hồ sơ, tổ chức xuất cảnh, phối hợp hỗ trợ, quản lý người lao động trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc sau khi ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc thời vụ với người lao động. Mức thu do cơ quan cấp tỉnh quyết định và quy định rõ khi giao cơ quan thực hiện triển khai Thỏa thuận.
4. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
Cơ quan cấp tỉnh quyết định các biện pháp ký quỹ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ký cam kết với cá nhân, gia đình người lao động,... phù hợp tình hình thực tế tại địa phương, có biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động có thân nhân (bố, mẹ, anh, chị, em, con ruột) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc nhằm đảm bảo người lao động thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn khi kết thúc hợp đồng, hạn chế tình trạng bỏ ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước.
5. Tuyển chọn đối tượng chính sách
Căn cứ vào nhu cầu, chỉ tiêu tuyển chọn và khả năng của địa phương, cơ quan cấp tỉnh có biện pháp ưu tiên tuyển chọn người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương.
Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo.
6. Tổ chức thực hiện
a) Để tổ chức tốt hoạt động thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương:
- Tuyển chọn lao động đúng đối tượng, tổ chức đào tạo đầy đủ cho người lao động trước khi xuất cảnh;
- Kiểm soát chặt chẽ chi phí xuất cảnh của người lao động;
- Có chính sách, biện pháp phù hợp đảm bảo người lao động tuân thủ hợp đồng, về nước đúng thời hạn;
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, phối hợp với địa phương Hàn Quốc giải quyết kịp thời các phát sinh.
b) Chế độ báo cáo
- Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc, cơ quan thực hiện báo cáo danh sách người lao động làm việc tại Hàn Quốc theo mẫu tại Phụ lục số 2 gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý động ngoài nước) và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
- Cơ quan thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng về tình hình đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo mẫu tại Phụ lục số 3 gửi cơ quan cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) trước ngày 20/6 và ngày 20/12 hàng năm.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện.
Quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC SỐ 1
MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN PHÁI CỬ, TIẾP NHẬN NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm Công văn số 2435/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 19/6/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn
- Người lao động sinh sống tại địa phương ký kết Thỏa thuận với Hàn Quốc có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú đủ 12 tháng trở lên kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cư trú hợp pháp; không có tiền án và không thuộc diện cấm xuất cảnh Việt Nam; có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài;
- Độ tuổi: trong độ tuổi từ 30-55 tuổi
- Giới tính:…………
- Các tiêu chuẩn khác (nếu có): ………..
2. Yêu cầu tuyển chọn
- Số lượng: .... trong đó nữ:……..;
- Ngành nghề, công việc:……….;
- Địa điểm làm việc: ……………..
3. Chế độ đối với người lao động
Người lao động được hưởng các điều kiện hợp đồng như sau:
- Thời hạn làm việc: 90 ngày
- Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi:
Thời gian làm việc: 8 giờ/ngày; 6 ngày/1 tuần. Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về số giờ làm thêm mỗi ngày nhưng không quá 15 giờ/tuần.
Thời gian nghỉ ngơi: Tối thiểu 01 giờ cho 8 giờ làm việc; tối thiểu 2 ngày cho 30 ngày làm việc (01 tháng).
- Tiền lương: hai địa phương thỏa thuận về tiền lương cơ bản trả cho người lao động, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu theo Luật lương tối thiểu của Hàn Quốc (hiện nay là 7.530 won/giờ); Tiền lương được tính từ ngày bắt đầu làm việc tại Hàn Quốc.
Tiền làm thêm giờ và làm thêm vào ngày nghỉ không thấp hơn mức 150% mức tiền lương cơ bản.
- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt:
Người sử dụng lao động cung cấp miễn phí chỗ ở cho người lao động, không được bố trí nhà ở bằng nylon hoặc container.
Người lao động được cung cấp miễn phí/có phí (quy định mức cụ thể) 03 bữa ăn/ngày.
- An toàn, bảo hộ lao động: người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp miễn phí để bảo hộ lao động cho người lao động; người lao động có trách nhiệm tuân thủ quy định về an toàn lao động trong thời gian làm việc.
- Phí giao thông:
Hai địa phương thỏa thuận theo nguyên tắc chủ sử dụng chịu tối thiểu một lượt vé máy bay cho người lao động từ Việt Nam sang Hàn Quốc hoặc từ Hàn Quốc về Việt Nam sau khi kết thúc hợp đồng.
- Phí xin thị thực: hai địa phương thỏa thuận trách nhiệm chi trả (mức phí theo quy định của Cơ quan đại diện ngoại giao Hàn Quốc tại Việt Nam).
- Bảo hiểm:
+ Người lao động được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động; trách nhiệm đóng bảo hiểm do hai địa phương thỏa thuận.
+ Hai địa phương thỏa thuận việc mua bảo hiểm rủi ro cho người lao động và trách nhiệm chi trả tiền mua bảo hiểm.
- Chi phí khám, chữa bệnh: trách nhiệm trả chi phí khám, chữa bệnh cho người lao động trong thời gian làm việc do hai địa phương thỏa thuận, thống nhất.
- Trường hợp người lao động bị tử vong:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các thủ tục và chịu chi phí đưa thi hài hoặc di hài và các tài sản cá nhân của người lao động về Việt Nam.
- Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:
Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và về nước trước thời hạn mà không phải do lỗi của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận (nếu có) và chi trả cho người lao động chi phí giao thông để trở về nước.
Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động, người lao động có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động về những thiệt hại do họ gây ra (nếu có) và tự chịu chi phí giao thông để trở về nước.
Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và phải về nước trước thời hạn do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, người sử dụng lao động phá sản,...), các bên có trách nhiệm thống nhất về chi phí giao thông để đưa người lao động về nước và xem xét hỗ trợ người lao động trên cơ sở quy định hiện hành của pháp luật hai nước.
PHỤ LỤC SỐ 02
(Ban hành kèm Công văn 2435/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 19/6/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên cơ quan cấp tỉnh: | |
Tên cơ quan thực hiện: | |
Số điện thoại: Số fax: | |
Người liên hệ: | |
Tên địa phương đối tác: | Số điện thoại: Số fax: |
Người liên hệ: |
BÁO CÁO
Danh sách người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Kính gửi: | - Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc |
TT | Họ và tên | Ngày sinh | Số hộ chiếu | Quê quán | Thời hạn hợp đồng | Ngày xuất cảnh | Ngành nghề | Người sử dụng lao động | Địa chỉ làm việc | Ghi chú | |||
Nam | Nữ | Xã | Huyện | Tỉnh, thành phố | |||||||||
1 | |||||||||||||
2 | |||||||||||||
3 | |||||||||||||
Ghi chú:
- Danh sách lập trên excel, gõ tiếng Việt mã Unicode, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12.
- Tên file: Địa phương cấp tỉnh_Cơ quan thực hiện_Phuluc2 (Ví dụ: Danang_Ubndhuyenhoavang_Phuluc2)
| …, ngày ... tháng …….năm……. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ |
PHỤ LỤC SỐ 03
(Ban hành kèm Công văn số 2435/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 19/6/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên cơ quan cấp tỉnh: | |
Tên cơ quan thực hiện: | |
Số điện thoại: Số fax: | |
Người liên hệ: | |
Tên địa phương đối tác: | Số điện thoại: Số fax: |
Người liên hệ: |
BÁO CÁO
Tình hình người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc
(6 tháng đầu năm hoặc cuối năm)
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố |
Số lao động theo chỉ tiêu | Số lao động đưa đi | Số lao động về nước | Số lao động bỏ hợp đồng, chưa về nước | Số lao động chết, mất tích | ||||||||||||
Tổng số | Nữ | Đối tượng chính sách | Tổng số | Nữ | Hoàn thành hợp đồng | Trước hạn hợp đồng | ||||||||||
Do lỗi người lao động | Không do lỗi người lao động | |||||||||||||||
Ghi chú:
- Danh sách lập trên excel, gõ tiếng Việt mã Unicode, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12.
- Tên file: Địa phương cấp tỉnh_Cơ quan thực hiện Phuluc3 (Ví dụ: Dongthap_Trungtamdvvl_Phuluc3)
Người lập biểu | …, ngày ... tháng …….năm……. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây