Công văn 1961/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn trả lương trong doanh nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1961/LĐTBXH-TL

Công văn 1961/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn trả lương trong doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1961/LĐTBXH-TLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Minh Huân
Ngày ban hành:23/06/2005Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 1961/LĐTBXH-TL
V/v hướng dẫn trả lương trong DN

Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2005

 

Kính gửi:

Công đoàn Công ty Schlumberger
(Số 65A, đường 30/4, phường 9, thành phố Vũng Tàu)

 

Trả lời công văn số 22/05-CĐSLB ngày 11/5/2005 của Công đoàn Công ty về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1/ Ngày nghỉ hàng năm:

Theo quy định tại Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Bộ luật Lao động, đối với người lao động có đủ 12 tháng làm việc (không nhất thiết phải tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch) tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì có quyền được hưởng ngày nghỉ hàng năm. Người sử dụng lao động phải đảm bảo quyền lợi này (số ngày nghỉ hàng năm) cho người lao động, quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. Ngày nghỉ hàng năm của năm nào phải được bố trí ngay trong năm đó, người sử dụng lao động không được cộng gộp số ngày nghỉ hàng năm của người lao động quá một năm, trừ trường hợp đối với người làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh đề nghị được gộp số ngày nghỉ của hai hoặc 3 năm theo quy định tại Khoản 2, Điều 76 của Bộ luật Lao động.

Việc người sử dụng lao động cộng gộp số ngày nghỉ hàng năm của người lao động không phải ở nơi xa xôi hẻo lánh là không đúng với quy định của Nhà nước. Vì vậy, từ nay trở đi Công ty phải bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho người lao động theo đúng quy định. Số ngày đã cộng gộp (tính từ thời điểm này trở về trước) thì xử lý như sau:

- Trường hợp người sử dụng lao động không bố trí được cho người lao động nghỉ, thì ngoài 100% tiền lương người lao động được trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại Điều 74, Điều 75 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động ít nhất 200% tiền lương cho những ngày đi làm nói trên.

- Trường hợp người sử dụng lao động đã bố trí lịch nghỉ hàng năm nhưng người lao động có yêu cầu và tự nguyện đi làm vào những ngày này, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả nguyên lương cho những ngày làm việc đó.

2) Ngày nghỉ bù:

- Đối với ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hàng tuần mà người sử dụng lao động không bố trí nghỉ bù vào ngày tiếp theo liền kề như quy định của Nhà nước, thì phải bố trí nghỉ bù vào ngày tiếp theo, không được cộng dồn thời gian nghỉ bù.

- Đối với thời gian làm thêm giờ, nếu người sử dụng lao động chưa trả lương làm thêm giờ cho người lao động, thì phải bố trí nghỉ bù trong thời gian tiếp theo, không được cộng dồn thời gian nghỉ bù.

Thời gian nghỉ bù cộng dồn từ trước đến nay của hai trường hợp nêu trên thì người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động, mức trả theo hướng dẫn tại Điểm 2, Mục II Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.

3/ Cách tính tiền lương ngày: đề nghị người sử dụng lao động thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm c, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Công đòan Công ty được biết và tham gia ý kiến với người sử dụng lao động thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước./.

Nơi nhận
- Như trên;
- Lưu VP, Vụ TL
.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ TRƯỞNG VỤ TIỀN LƯƠNG - TIỀN CÔNG




Phạm Minh Huân

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi