Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1854/LĐTBXH-VP của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1854/LĐTBXH-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1854/LĐTBXH-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 02/06/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 1854/LĐTBXH-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1854/LĐTBXH-VP | Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2009 |
Kính gửi: | Đại biểu Phan Trọng Khánh |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được chất vấn của Đại biểu do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 3397/VPCP-TH ngày 26 tháng 5 năm 2009. Về những vấn đề Đại biểu chất vấn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin báo cáo như sau:
1. Về giải quyết chế độ, chính sách đối với đối tượng bị nhiễm chất độc da cam (dioxin)
Đối với những đối tượng đang hưởng trợ cấp người lao động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2000 và Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ nay bị tạm dừng trợ cấp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát một số địa phương trọng điểm như: thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Kạn. Những trường hợp đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp lại.
Căn cứ Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 07 tháng 04 năm 2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Mục II Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT thì được xác nhận và hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
2. Thực trạng tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay; nguyên nhân và những giải pháp để khắc phục những bất cập về lao động, việc làm hiện nay.
Năm 2008, theo báo cáo của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, do suy giảm kinh tế, có 66.707 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm (lao động nữ chiếm khoảng 25,5%). Qua khảo sát thực tế và báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh, thành phố, quý I năm 2009, có 1.264 doanh nghiệp đang gặp khó khăn với số lao động bị mất việc làm là 64.897 lao động (lao động nữ chiếm khoảng 33,3%), lao động bị thiếu việc làm là 38.914 lao động, phải giảm giờ làm việc hoặc làm việc luân phiên, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm (Thành phố Hồ Chí Minh có 15.548 lao động, Hà Nội có 13.245 lao động, Bình Dương có 8.002 lao động, Đồng Nai có 5.460 lao động, … bị mất việc làm). Các ngành có số lượng lao động mất việc làm và thiếu việc làm tập trung nhiều nhất là ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản, công nghiệp ôtô, điện tử,… trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu chiếm số đông.
Ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở các làng nghề, suy giảm kinh tế đã tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ của các làng nghề, hợp tác xã, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao động. Quý I năm 2009, có 30.594 lao động trong các làng nghề, hợp tác xã bị mất việc làm (trong đó lao động nữ chiếm 48,6%). Một số tỉnh, thành phố có số lao động bị mất việc làm cao như Bắc Ninh là 6.150 lao động (trong đó, làng nghề là 5.400 lao động), Thái Bình là 6.427 lao động, Hà Nam là 4.583 lao động, Hà Nội là 2.007 lao động…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới cũng gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, do đó, nhu cầu tiếp nhận và sử dụng lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng giảm, đặc biệt là lao động phổ thông, nhiều lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài mất việc làm, phải về nước trước thời hạn, chủ yếu là lao động làm việc trong các doanh nghiệp điện tử, ô tô, xây dựng,… (từ năm 2008 đến nay, có trên 7.000 lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn do mất việc làm).
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007 đã nhanh chóng lan rộng ra các nền kinh tế lớn (Mỹ, Đức, Pháp, Italia, Nhật Bản, …), trở thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay. Vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, các đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm sút, thiếu nguyên liệu, thiếu vốn để sản xuất,…buộc các doanh nghiệp, các làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu phải thu hẹp sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người lao động.
Từ đầu năm 2009 đến nay, với việc chủ động thực hiện các giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; hệ thống các giải pháp kích cầu và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động đã được triển khai tích cực và phát huy hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã góp phần làm tăng khả năng bảo đảm việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Mặc dù được dự báo là kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi sớm hơn so với kinh tế thế giới, song năm 2009, tình hình mất việc làm, thiếu việc làm vẫn đang diễn biến phức tạp. Dự báo năm 2009, trong trường hợp kinh tế thế giới vẫn tiếp tục suy giảm, tối đa sẽ có khoảng 300 nghìn lao động trong các doanh nghiệp bị mất việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu hướng gia tăng, dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 khoảng 4,8 – 4,9% (năm 2008, tỷ lệ này là 4,65%).
Để góp phần đẩy mạnh tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động – việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện một số giải pháp chính sau:
- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có tạo việc làm. Đây chính là tiền đề quan trọng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có tạo việc làm;
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung nguồn vốn vay cho Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để hỗ trợ tạo việc làm cho lao động bị mất việc làm năm 2009 và đẩy mạnh tạo việc làm trong khu vực phi chính thức;
- Chỉ đạo việc ổn định và mở rộng thị phần tại các thị trường nhận lao động Việt Nam hiện có, đặc biệt là các thị trường trọng điểm; phát triển thêm các thị trường lao động mới; ban hành và thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao đẩy mạnh xuất khẩu lao động; tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài; củng cố, nâng cao năng lực các Ban Quản lý lao động ở ngoài nước;
- Chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị mất việc làm, lao động nông thôn, lao động ở vùng sâu, vùng xa, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động yếu thế, lao động thanh niên,…; gắn dạy nghề với tạo việc làm;
- Tăng cường thu thập thông tin liên quan đến lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm, thu thập thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động thông qua hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, các phương tiện thông tin đại chúng; nâng cao năng lực dự báo thị trường lao động để kịp thời ban hành những chính sách ứng phó thích hợp với tình hình lao động - việc làm;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về lao động-việc làm. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và người dân về các chủ trương, chính sách, thông tin việc làm, thị trường lao động, xuất khẩu lao động, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do suy giảm kinh tế;
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách và hình thành các quỹ an sinh xã hội, đặc biệt triển khai thực hiện đầy đủ chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin báo cáo và trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Đại biểu về các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành./.
Nơi nhận:
| BỘ TRƯỞNG |