Công văn 1798/LĐTBXH-VL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về dự báo tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm và đề xuất chính sách
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 1798/LĐTBXH-VL
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1798/LĐTBXH-VL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 29/05/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 1798/LĐTBXH-VL
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ----------------- Số: 1798/LĐTBXH-VL V/v: dự báo tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm và đề xuất chính sách | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------- Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2009 |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thực hiện công văn số 3749/NHNN-CSTT ngày 26/5/2009 của quý Ngân hàng về nội dung ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Dự báo tình hình thất nghiệp và giải quyết việc làm năm 2009:
Từ đầu năm 2009 đến nay, cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục suy giảm, tác động tiêu cực đến Việt Nam, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các làng nghề, hợp tác xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn, xu hướng giảm lao động, giảm giờ làm của người lao động vẫn tiếp tục xảy ra.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chủ động thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, hệ thống các giải pháp kích cầu và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động đã được triển khai tích cực và phát huy hiệu quả, đồng thời các doanh nghiệp cũng chủ động đổi mới, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu thu hút lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp vẫn khá lớn. Mặt khác, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi sau năm 2009, sớm hơn so với kinh tế thế giới, là một tín hiệu khả quan tác động tích cực đến đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần đẩy mạnh khả năng tạo việc làm của nền kinh tế. Dự báo tình hình giải quyết việc làm và tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 như sau:
* Về tạo việc làm:
Tăng trưởng kinh tế là tiền đề quan trọng thúc đẩy tạo nhiều việc làm trong những tháng đầu năm 2009, do suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng tới khả năng tạo việc làm, quý I năm 2009, cả nước ước tạo việc làm cho khoảng 315.000 lao động, 6 tháng đầu năm dự báo tạo việc làm cho khoảng 650.000 lao động. Với những tín hiệu tích cực trong thời gian qua, dự báo dự kiến với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5% (theo dự kiến của Chính phủ trình Quốc hội), ước tính cả năm 2009, tạo việc làm cho khoảng trên dưới 1,45 triệu lao động.
* Về tỷ lệ thất nghiệp:
Hàng năm, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị được thống kê thông qua các cuộc điều tra về lao động - việc làm, điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động, năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,65%. Năm 2009, do những tác động của cuộc khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu hướng gia tăng, dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 khoảng 4,8-4,9%.
2. Các giải pháp nhằm tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong những tháng cuối năm:
Nhằm tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp năm 2009, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chính sau:
- Đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Đây chính là tiền đề quan trọng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có tạo việc làm;
- Thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm, theo các hướng chính:
+ Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện kích cầu các ngành thép, vật liệu xây dựng, giấy, hóa chất; …; sản xuất hàng tiêu dùng nội địa; ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động;
+ Tăng đầu tư, hỗ trợ phát triển khu vực nông nghiệp - nông thôn: nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đầu vào, phân phối và chế biến cho các mặt hàng nông sản, thủy sản; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hỗ trợ vốn vay cho các làng nghề, xã nghề tiểu thủ công nghiệp, …;
+ Ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm; hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế, hoãn thuế, khoanh nợ song song với cam kết phải duy trì việc làm cho số lao động hiện tại và thu hút thêm lao động nếu có thể; hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động.
- Bổ sung nguồn vốn vay cho Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (dự kiến 500 tỷ đồng) để hỗ trợ tạo việc làm cho lao động bị mất việc làm năm 2009 và đẩy mạnh tạo việc làm trong khu vực phi chính thức;
- Ổn định và mở rộng thị phần tại các thị trường nhận lao động Việt Nam hiện có, đặc biệt là các thị trường trọng điểm; phát triển thêm các thị trường lao động mới; ban hành và thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao đẩy mạnh xuất khẩu lao động; tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài;
- Tăng cường thu thập thông tin liên quan đến lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm, thu thập thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động thông qua hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông tin tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và người dân về các chính sách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng đối với việc làm.
Đề nghị quý Ngân hàng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - TT Hòa (để báo cáo); - Lưu: VP, VL. | KT. BỘ TRƯỞNG
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây