Công văn 1499/LĐTBXH-KHTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 22/2011/NĐ-CP

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1499/LĐTBXH-KHTC

Công văn 1499/LĐTBXH-KHTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 22/2011/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1499/LĐTBXH-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Chu Quang Cường
Ngày ban hành:16/05/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------------------
Số: 1499/LĐTBXH-KHTC
V/v Xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 22/2011/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2011
 
 
Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc
 
 
Thực hiện Thông tư số 54/2011/TT-BTC ngày 28/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo quy định tại Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/4/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung và Nghị định số 23/2011/NĐ-CP ngày 04/4/2011 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã nghỉ việc; Bộ yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của đơn vị, cụ thể như sau:
1. Về nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung:
1.1. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/5/2011) và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt (được xác định theo hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ), bao gồm:
+ Biên chế quản lý nhà nước;
+ Biên chế sự nghiệp.
Đối với biên chế tăng thêm trong năm 2011 so với số biên chế tại thời điểm báo cáo, nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định 22/2011/NĐ-CP của số biên chế này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh lương năm sau.
Đối với số biên chế vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 22/2011/NĐ-CP của số biên chế này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 22/2011/NĐ-CP của đơn vị.
1.2. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 22/2011/NĐ-CP được xác định căn cứ vào: Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp bằng số tiền tuyệt đối); các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và mức tiền lương tối thiểu chung tăng thêm quy định tại Nghị định 22/2011/NĐ-CP so với Nghị định 28/2010/NĐ-CP theo số biên chế quy định tại điểm 1.1 nêu trên.
1.3. Tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với số lao động không thuộc diện Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế; tiền lương tăng thêm đối với lao động của các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (các Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn, Trung tâm huấn luyện An toàn lao động, Trung tâm Lao động ngoài nước, Nhà khách Người có công, Báo Lao động - Xã hội, Tạp chí Lao động Xã hội…) và tiền lương đã được tính trong đơn giá sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp sản xuất DCCH, phương tiện trợ giúp sinh hoạt cho người tàn tật: Đơn vị thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm cho số lao động này từ nguồn thu được để lại theo chế độ và dự toán ngân sách được giao (phần đã giao tự chủ tài chính) của đơn vị.
2. Về xác định nguồn đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 22/2011/NĐ-CP:
2.1. Đối với các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo 1 phần chi phí hoạt động thường xuyên:
- Sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương năm 2010 theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP còn dư.
- Sử dụng nguồn 10% tiết kiệm chi thường xuyên (được giao trong Dự toán chi ngân sách năm 2011).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2011 (riêng ngành y tế là 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao) sau khi trừ đi kinh phí đã sử dụng để thực hiện tiền lương tối thiểu theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010, Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009, Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 trong năm 2011.
Trường hợp các nguồn kinh phí nêu trên nhỏ hơn nhu cầukinh phí tăng thêm để thực hiện Nghị định 22/2011/NĐ-CP của đơn vị, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các đơn vị để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.
Trường hợp nguồn kinh phí nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định 22/2011/NĐ-CP thì các đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn này để chi trả tiền lương tăng thêm năm 2011; phần còn lại để chi cho thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm khi Nhà nước ban hành chế độ tiền lương mới; không sử dụng phần còn dư này cho các mục tiêu khác.
2.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo 100% chi hoạt động thường xuyên: nguồn chi trả tiền lương tăng thêm sử dụng trong nguồn thu được để lại theo chế độ của đơn vị.
2.3. Đối với các đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn viện trợ: nguồn chi trả tiền lương tăng thêm sử dụng trong nguồn kinh phí của đơn vị.
2.4. Đối với các đơn vị có thu: Số thu được để lại theo chế độ quy định tại Điểm 2.1 và 2.2 nêu trên không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước và được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí cho hoạt động thu (như thu học phí để lại cho trường công lập; số thu viện phí để lại cho bệnh viện công lập sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao…). Số thu được để lại theo chế độ được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước, nhưng chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động thu (Ví dụ: Số thu học phí để lại cho hoạt động dạy nghề lái xe ô tô được trừ chi phí xăng xe do học phí đã bao gồm cả chi phí xăng xe, …) theo quy định tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí).
2.5. Kinh phí thực hiện Nghị định số 22/2011/NĐ-CP đối với biên chế, lao động của hệ thống Bảo hiểm thất nghiệp: Sắp xếp trong dự toán ngân sách 2011 đã được thông báo và số dư dự toán kinh phí 2010 đươc chuyển sang. Trong trường hợp không tự sắp xếp được trong dự toán đã thông báo thì tổng hợp nhu cầu trình Bộ để gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính bổ sung nguồn theo quy định.
3. Chế độ báo cáo, thẩm định về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung:
3.1. Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Nghị định 22/2011/NĐ-CP của cơ quan, đơn vị mình (kể cả các đơn vị có đủ nguồn để thực hiện; đơn vị dự toán cấp II tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương của các đơn vị trực thuộc) gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) (theo mẫu biểu đính kèm công văn này) chậm nhất 24/5/2011. Quá thời hạn trên đơn vị không có báo cáo điều chỉnh tiền lương tăng thêm sẽ tự đảm bảo nguồn để chi trả tiền lương mới cho cán bộ, công chức của đơn vị mình.
3.2. Căn cứ vào báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức của từng đơn vị; Bộ thẩm định nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí tăng thêm để điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của các đơn vị, tổng hợp chung vào nhu cầu của Bộ gửi Bộ Tài chính thẩm định, bổ sung cho các đơn vị trong trường hợp đã sử dụng các nguồn theo quy định mà vẫn còn thiếu để đảm bảo thực hiện điều chỉnh tiền lương.
4. Về phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung:
4.1. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách có nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 22/2011/NĐ-CP lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương thì được chủ động sử dụng các nguồn này để chi trả tiền lương mới tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình theo chế độ quy định.
4.2. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách có nhu cầu kinh phí để thực hiện Nghị định 22/2011/NĐ-CP lớn hơn nguồn kinh phí để thực hiện thì: Trong khi chờ được bổ sung dự toán, các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2011 đã được giao và nguồn thu được để lại theo chế độ để kịp thời chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức. Số đã sử dụng này được hoàn lại bằng số bổ sung dự toán kinh phí của Bộ cho đơn vị để thực hiện tiền lương, trợ cấp tăng thêm theo quy định.
4.3. Nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu trong năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi cải cách tiền lương, đơn vị có văn bản gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để chuyển nguồn sang năm sau sử dụng tiếp (theo quy định tại Thông tư 108/2008/TT-BTC) ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm), không sử dụng kinh phí còn dư vào mục tiêu khác.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính, điện thoại 04.38.269.544) để được hướng dẫn thêm./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP, Vụ KHTC.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH




Chu Quang Cường
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi