Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1461/LĐTBXH-VL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1461/LĐTBXH-VL
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1461/LĐTBXH-VL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thanh Hoà |
Ngày ban hành: | 06/05/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 1461/LĐTBXH-VL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1461/LĐTBXH-VL | Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2009 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trả lời công văn số 581/BHXH-BT ngày 12 tháng 3 năm 2009 của quý Cơ quan về việc ghi ở trích yếu, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 5998/BTC-HCSN ngày 24 tháng 4 năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Trường hợp người lao động là viên chức nhưng không giao kết hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước: Theo quy định tại Điều 15 và Điều 52 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì tất cả viên chức (kể cả người được bổ nhiệm chức vụ đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu) được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước đều phải thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc. Do vậy, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Trường hợp người lao động nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc do ốm đau từ 15 ngày trở lên không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị: Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp dựa trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Do đó, nếu người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản từ 14 ngày trở lên, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng chế độ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả thì người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian không đóng bảo hiểm thất nghiệp thì không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người lao động luân chuyển giữa các chi nhánh có đủ pháp nhân thuộc công ty mẹ thì theo quy định tại Điều 3 Nghị định 127/2008/NĐ-CP và điểm 1.1 khoản 1 mục III Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nếu công ty mẹ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
4. Về việc quy đổi tiền lương có gốc ngoại tệ để đóng bảo hiểm thất nghiệp: Để thuận lợi cho việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp thì được áp dụng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Về vấn đề tính lãi chậm đóng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định hiện hành.
6. Về trình tự, thủ tục giải quyết hưởng các chế độ đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thuộc lực lượng vũ trang được thực hiện theo quy định của Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP.
7. Theo quy định tại khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Trường hợp người trong thời gian bị tạm dừng, chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần thì không được chi trả kinh phí hỗ trợ học nghề, kinh phí tư vấn, giới thiệu việc làm.
Trường hợp chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần mà vẫn tiếp tục học nghề thì theo quy định tại điểm 2.3 khoản 2 mục II Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH vẫn được chi trả kinh phí hỗ trợ học nghề cho đến khi kết thúc khóa học nghề.
8. Về các nội dung liên quan đến hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Hiện nay, Bộ Tài chính đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp, các vấn đề mà Quý cơ quan đề nghị hướng dẫn được quy định tại dự thảo Thông tư này.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để quý Cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây