Công văn 1237/QLLĐNN-QLLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc đưa lao động bỏ trốn tại Đài Loan về nước

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1237/QLLĐNN-QLLĐ

Công văn 1237/QLLĐNN-QLLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc đưa lao động bỏ trốn tại Đài Loan về nước
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1237/QLLĐNN-QLLĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ngày ban hành:26/09/2003Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

tải Công văn 1237/QLLĐNN-QLLĐ

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số 1237/QLLĐNN-QLLĐ
V/v đưa lao động bỏ trốn tạ Đài Loan về nước

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2003

 

 

Kính gửi: Các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan;

Các cơ quan chức năng của Đài Loan đang thực hiện chiến dịch truy quét lao động nước ngoài phá bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp trong 3 tháng 9, 10 và 11/2003. Bộ phận Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan có công văn số 387/VPĐB-LĐ/2003 ngày 17 tháng 9 năm 2003 thông báo về các biện pháp của phía Đài Loan trong việc tìm và đưa lao động bất hợp pháp về nước, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng của nước gửi lao động phối hợp chặt chẽ trong chiến dịch này. Cục quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các Công ty:

1. Rà soát toàn bộ số lao động bỏ hợp đồng của doanh nghiệp mình hiện đang còn sống bất hợp pháp tại Đài Loan, chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến những lao động này cung cấp đối tác, cơ quan hữu quan phía Bạn và Bộ phận quản lý lao động để cùng phối hợp đưa về nước.

2. Thông báo về gia đình và địa phương các lao động này, trực tiếp đề nghị chính quyền địa phương và gia đình cùng động viên, kêu gọi con em mình tự nguyện về nước.

3. Kinh phí đưa lao động bỏ hợp đồng về nước:

Vé máy bay: Đàm phán với phía đối tác và chủ sử dụng hoặc với gia đình người lao động để cùng có trách nhiệm chi trả tiền vé máy bay về nước. Trong trường hợp thời gian không cho phép kéo dài mà việc đàm phán về kinh phí với các bên chưa có kết quả thì doanh nghiệp cần chủ động xuất kinh phí của doanh nghiệp để giải quyết. Chi phí vé máy bay có thể gửi trực tiếp cho Bộ phận Quản lý lao động hoặc gửi vào tài khoản của Cục để Bộ phận Quản lý mua vé máy bay đưa lao động về.

Về kinh phí sinh hoạt cho lao động trong khi đợi về nước và tiền nộp phạt cho cơ quan chức năng của Đài Loan:

Đối với những lao động đã bỏ hợp đồng, đến Bộ phận Quản lý lao động đề nghị giúp đỡ thủ tục về nước thì trong thời gian chờ về nước, Bộ phận Quản lý lao động sẽ cung cấp chỗ ăn, ở. Doanh nghiệp đưa lao động đi sẽ có trách nhiệm thanh toán chi phí này với Bộ phận Quản lý lao động với mức tiền ăn là 3.500NT$ lao động/tháng (theo số ngày thực tế). Trong trường hợp Bộ phận Quản lý lao động phải thuê chỗ ở cho lao động thì kinh phí này sẽ được tính thêm Căn cứ vào mức giá thuê thực tế.

Các chi phí nêu trên sau khi lao động về nước, doanh nghiệp có thể Căn cứ các điều khoản trong hợp đồng đã ký với lao động để đưa vào nội dung thanh lý hợp đồng. Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết trên cơ sở hợp đồng giữa doanh nghiệp với người lao động.

Cục Quản lý lao động ngoài nước thông báo về yêu cầu các doanh nghiệp thì cực phối hợp với các cơ quan hữu quan để đưa nhanh số lao động bỏ trốn về nước. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh đề nghị báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước và Bộ phận Quản lý lao động đề được hướng dẫn giải quyết.

 

 

 

 

K/T CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Quỳnh

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi