Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1145/LĐTBXH-PC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc trả lời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Bộ luật Lao động
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1145/LĐTBXH-PC
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1145/LĐTBXH-PC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phan Đức Bình |
Ngày ban hành: | 15/04/2004 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 1145/LĐTBXH-PC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1145/LĐTBXH-PC | Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2004 |
Kính gửi: Công ty Xăng dầu Hàng không
Sau khi xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Bộ luật Lao động do Công ty Xăng dầu Hàng không nêu trong Công văn số 123/XDHK-TCCB ngày 30/3/2004, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về việc thực hiện các Điều 33, 34 và 36 của Bộ luật Lao động
- Người sử dụng lao động có quyền tạm thời Điều chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, nhưng không quá 60 ngày trong một năm theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật Lao động. Nếu hết thời gian trên mà người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu điều chuyển người lao động thì cần phải có sự đồng ý của người lao động.
- Nếu người sử dụng lao động muốn sửa đổi một trong các điều Khoản của hợp đồng lao động thì nhất thiết phải có sự đồng ý của người lao động. Nếu người lao động không đồng ý với việc sửa đổi, hoặc không muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì hai bên vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã được ký kết.
2. Về thực hiện thời giờ làm việc với người làm các công việc có tính chất đặc biệt
- Tại Điều 4 của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ: “Căn cứ Điều 68 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không được trái với quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này và phải được thể hiện trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động của doanh nghiệp”.
- Theo quy định tại Điểm 3 Điều 1 của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ thì công việc thường trực 24/24 giờ là công việc có tính chất đặc biệt về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, nếu Công ty XDHK bố trí cho người làm việc từ 16h30 ngày hôm nay đến 7h30 ngày hôm sau (15 giờ làm việc) là vi phạm Bộ luật Lao động (Khoản 1 Điều 65 và Khoản 3 Điều 71).
3. Về thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội đối với ông Nguyễn Văn A:
- Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng mắc bệnh cần điều trị dài ngày quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ, ốm đau thì tuỳ theo điều kiện làm việc, theo nghề hoặc công việc, thời gian nghỉ được hưởng trợ cấp ốm đau tối đa trong một năm được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 của Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
- Nếu thời gian nghỉ ốm đau được hưởng trợ cấp BHXH hết mà người lao động vẫn phải nghỉ điều trị bệnh tật thì các chế độ khác thực hiện theo thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao đồng và các quy chế khác của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp quyết định. Thời gian nghỉ ốm đau do thầy thuốc quyết định. Nếu phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc thì không được yêu cầu người lao động đi làm việc.
- Nếu ốm đau dài ngày mà khả năng lao động không hồi phục thì: người sử dụng lao động có thể căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động để chấm dứt hợp đồng lao động; người lao động có thể chấm dứt hợp đồng căn cứ vào Điểm g Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung.
| T/L BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |