Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1111/LĐTBXH-THPC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc trả lời về BLLĐ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1111/LĐTBXH-THPC
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1111/LĐTBXH-THPC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phan Đức Bình |
Ngày ban hành: | 10/04/2003 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
tải Công văn 1111/LĐTBXH-THPC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1111/LĐTBXH-THPC | Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2003 |
Kính gửi: | - Hiệp hội dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam |
Trả lời những vấn đề các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Dệt may Hàn Quốc nêu trong cuộc họp ngày 21/3/2003 tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có những ý kiến sau:
1. Về thang lương, bảng lương:
Theo Điều 57 của Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung và Điều 5 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải xây dựng thang lương, bảng lương của mình theo các nguyên tắc của Chính phủ quy định.
Thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng làm căn cứ để người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận mức lương trong hợp đồng lao động là bảo đảm cao hơn mức lương tối thiểu.
Nghị định số 197/CP đã bị bãi bỏ và được thay thế bằng Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002.
2. Về áp dụng thang lương, bảng lương:
Điều 57 của Bộ Luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung thì thang lương, bảng lương do Chính phủ quy định chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
3. Về thời gian thử việc:
Theo Điều 5 của Nghị định số 198/CP của Chính phủ ngày 31/12/1994 quy định thời gian thử việc cho người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận nhưng không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật bậc đại học và trên đại học, không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 6 ngày đối với những lao động khác.
4. Về chương trình đào tạo công nhân của doanh nghiệp:
Nếu trong thời gian thử việc, doanh nghiệp đào tạo, hướng dẫn cho người lao động để làm việc cho doanh nghiệp mình thì không phải xin phép chính quyền.
Vấn đề đào tạo người lao động được quy định tại NĐ số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề.
5. Về thời gian nghỉ hàng năm:
Thời gian nghỉ hàng năm cho công nhân làm việc trong điều kiện bình thường trong ngành dệt may là 12 ngày/năm. Còn những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ 14 ngày, làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 16 ngày. Đề nghị doanh nghiệp tham khảo các văn bản sau để áp dụng cho phù hợp:
- Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nguy hiểm đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Quyết định số 915/LĐBTXH-QĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ngày 30/7/1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
- Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ngày 26/12/1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm.
- Quyết định 1580/QĐ-LĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ngày 26/12/1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm.
- Quyết định số 190/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 3/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ngày 26/12/1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm.
6. Về thời gian nghỉ thai sản:
Pháp luật Việt Nam không có văn bản riêng quy định về nghỉ thai sản cho ngành dệt may.
Thời gian nghỉ thai sản 4 tháng chỉ đúng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường: trường hợp người lao động làm những công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại làm việc ba ca thì được nghỉ thai sản là 5 tháng; người làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1, người làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm theo danh mục nêu tại câu 6 trên thì được nghỉ thai sản là 6 tháng./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |