Không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp, doanh nghiệp bị phạt?

Việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ quyết định phần lớn việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Chính vì vậy, để bảo vệ người lao động, pháp luật đã đặt ra chế tài cho những doanh nghiệp vi phạm.


1. Trách nhiệm xác nhận bảo hiểm thất nghiệp thuộc về ai?

Căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các việc sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo quy định này, trách nhiệm xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ thuộc về người sử dụng lao động.

Dù người lao động nghỉ việc đúng luật hay nghỉ ngang thì doanh nghiệp cũng phải tiến hành thủ tục các nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cùng bảo hiểm thất nghiệp cho người đó.

Xem thêm: Người lao động nghỉ ngang có được tự chốt sổ BHXH?

khong xac nhan bao hiem that nghiep


2. Không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Như đã đề cập, khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xác nhận bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp lại chần chừ thực hiện thủ tục này nhằm gây khó dễ đối với người lao động nghỉ việc.

Hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Do đó, những doanh nghiệp cố tình không làm thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Mức phạt được đặt ra với người sử dụng lao động là cá nhân như sau:

- Vi phạm từ 01 - 10 người lao động: Phạt 01 - 02 triệu đồng.

- Vi phạm từ 11 - 50 người lao động: Phạt 02 - 05 triệu đồng.

- Vi phạm từ 51 - 100 người lao động: Phạt 05 - 10 triệu đồng.

- Vi phạm từ 101 - 300 người lao động: Phạt 10 - 15 triệu đồng.

- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên: Phạt 15 - 20 triệu đồng.

Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi số tiền nêu trên (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Ngoài ra, căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghị định 12, phía doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.


3. Doanh nghiệp không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp, phải làm sao?

Hành vi không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp được xác định là hành vi vi phạm luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Bởi nếu không được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động không thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Do đó, để bảo vệ quyền lợi cho mình trong trường hợp này, người lao động có thể thực hiện theo một trong 03 cách sau:

Cách 1. Tố cáo tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo hướng dẫn tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động khi bị doanh nghiệp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp có thể gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp những vi phạm của doanh nghiệp tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Trong quá trình xử lý việc tố cáo nếu xác định được là có vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt doanh nghiệp theo quy định, đồng thời yêu cầu họ phải làm thủ tục xác nhận bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Cách 2. Thực hiện khiếu nại theo quy định.

Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động phải khiếu nại đến người sử dụng lao động trước.

Nếu quá thời hạn trên mà người sử dụng lao động không giải quyết việc khiếu nại hoặc người lao động không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại thì được quyền khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Khi giải quyết khiếu nại, nếu phát hiện vi phạm, thanh tra lao động sẽ xử phạt vi phạm và yêu cầu doanh nghiệp xác nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Cách 3. Khởi kiện tại Tòa án.

Theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, với những tranh chấp về bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa mà không cần thực hiện thủ tục hòa giải.

Theo Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, lúc này, người lao động có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là những thông liên quan đến mức phạt và cách giải quyết khi doanh nghiệp không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài  1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Mất ngay nhiều quyền lợi nếu không lấy sổ BHXH khi nghỉ việc

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.