Ghi nhanh Webinar: Hiểu đúng về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

Vừa qua, LuatVietnam tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến ngày 18/10/2024 về chủ đề: "Trợ Cấp Mất Việc Làm Và Trợ Cấp Thôi Việc” với sự tham gia của diễn giả Trần Thanh Hưng - chuyên gia có hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệp về Lao động.

Sau đây là một số nội dung chính của hội thảo ngày 18/10/2024:

I. Về trợ mất việc làm

Câu hỏi: Trường hợp nào người lao động được trợ cấp mất việc làm?


Diễn giả Trần Thanh Hưng: Người lao động được trợ cấp mất việc làm khi đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật Lao động.

Câu hỏi: Công ty muốn cho người lao động thôi việc theo Điều 42, 43 Bộ luật Lao động thì thực hiện những thủ tục gì?



Diễn giả Trần Thanh Hưng: Công ty muốn cho người lao động thôi việc theo Điều 42, 43 Bộ luật Lao động thì thực hiện như sau:

  1. Đào tạo lại để bố trí việc khác nếu cần thiết
  2. Nếu không thực hiện đào tạo được thì lập phương án sử dụng lao động theo Điều 44 Bộ luật Lao động 2019
  3. Thông báo cho người lao động, tổ chức của người lao động và Sở Lao động các địa phương

Khi cho người lao động thôi việc theo trình tự, thủ tục trên thì Công ty phải trả trợ cấp mất việc làm.

Câu hỏi: Chi trả trợ cấp mất việc làm như  thế nào?

Diễn giả Trần Thanh Hưng: Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở thì cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Câu hỏi: Lấy lương nào để trả trợ cấp mất việc?


Diễn giả Trần Thanh Hưng: Tiền lương tháng tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm. Bao gồm: Mức lương theo thang bảng lương, phụ cấp, các khoản bổ sung (nếu có).

Câu hỏi: Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm từ ngày nào?

Diễn giả Trần Thanh Hưng: 

Thời gian làm việc tính trợ cấp

=

Tổng thời gian làm việc từ thử việc đến thôi việc

-

Thời gian đã tham gia BHTN

-

Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm

Webinar Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm

II. Về trợ cấp thôi việc 

Câu hỏi: Trường hợp nào được hưởng trợ cấp thôi việc?

Diễn giả Trần Thanh Hưng: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019:

- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

Câu hỏi: Trường hợp nào không được trợ cấp thôi việc?

Diễn giả Trần Thanh Hưng: Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc bao gồm:

1 - Người lao động nước ngoài bị trục xuất

2 - Người lao động bị sa thải, kỷ luật

3 - Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc

4 -  Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

5 - Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

6 - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động

7 -  Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu

8 - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

9 - Người lao động làm việc dưới 12 tháng

Câu hỏi: Chỉ những ai làm trước năm 2009 thì mới được trợ cấp thôi việc còn những ai làm từ 2009 trở về sau thì không được có phải không?

Diễn giả Trần Thanh Hưng: Đây là nhận định sai. Những người làm việc sau năm 2009 vẫn được nhận trợ cấp thôi việc trong trường hợp họ có khoảng thời gian nghỉ ốm đau, thai sản.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về một số nội dung đáng chú ý tại Webinar Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm. Để xem chi tiết toàn bộ phần chia sẻ của diễn giả, bạn vui lòng xem tại Video dưới đây.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.