Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Hợp đồng lao động là cơ sở để giải quyết các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi khi tiếp tục làm việc sau khi hợp đồng lao động hết hạn, người lao động cần biết những điều sau.


Tiếp tục làm việc khi hết hạn hợp đồng, có bắt buộc ký hợp đồng mới?

Theo Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Với hợp đồng lao động xác định thời hạn, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không quá 36 tháng.

Theo đó, việc hết hạn hợp đồng lao động chỉ đặt ra đối với trường hợp các bên ký hợp đồng xác định thời hạn. Vậy khi hợp đồng này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc có bắt buộc ký hợp đồng mới không?

Trả lời cho câu hỏi này, điểm a khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ:

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới;[…]

Như vậy, nếu người lao động vẫn làm việc sau khi hợp đồng lao động hết hạn, các bên bắt buộc phải ký hợp đồng mới trong vòng 30 ngày.

Khi ký hợp đồng lao động mới, các bên chỉ được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, sau đó mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ các trường hợp tại điểm c khoản 2 Điều này:

- Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;

- Sử dụng người lao động cao tuổi;

- Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

het han hop dong van tiep tuc lam viec

Hết hạn hợp đồng vẫn tiếp tục làm việc, cần biết gì? (Ảnh minh họa)


Trong thời gian chờ ký hợp đồng mới, người lao động hưởng quyền lợi gì?

Điểm a khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 cũng quy định rằng:

Trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

Như vậy, khi chưa ký hợp đồng mới mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên vẫn được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký.

Đồng nghĩa rằng, mặc dù hợp đồng lao động đã hết hạn nhưng người lao động vẫn được hưởng những quyền lợi được ghi nhận trong hợp đồng cũ. Trong đó, có thể kể đến các vấn đề sau:

- Được trả đầy đủ tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian làm việc.

- Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, Tết theo quy định.

- Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cùng nhiều quyền lợi khác theo ghi nhận trong hợp đồng cũ.


Sau 30 ngày mà không ký hợp đồng mới, giải quyết thế nào?

Như đã đề cập ở trên, BLLĐ năm 2019 đã đặt ra giới hạn 30 ngày để người sử dụng lao động và người lao động tiến hành giao kết hợp đồng mới sau khi hợp đồng cũ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc. Việc có ký tiếp hợp đồng mới hay không thường sẽ do người sử dụng lao động quyết định phần nhiều.

Sau 30 ngày mà doanh nghiệp không chịu ký hợp đồng mới thì quyền lợi của các bên sẽ được giải quyết theo điểm b khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 như sau:

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Theo đó, nếu để người lao động tiếp tục làm mà không ký hợp đồng mới thì sau 30 ngày kể từ ngày hợp đồng mà các bên đã giao kết hết hạn, hợp đồng này sẽ tự động trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Nếu sau 30 ngày mà người sử dụng lao động vẫn cố tình không ký hợp đồng lao động mới thì người lao động sẽ đương nhiên hưởng các quyền lợi của hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Trên đây là những thông tin mà người lao động cần biết khi hết hạn hợp đồng vẫn tiếp tục làm việc. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> 11 quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Trong quan hệ lao động, người lao động thường là bên yếu thế hơn và phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động. Do đó, tình trạng doanh nghiệp tự ý đuổi việc nhân viên của mình khá phổ biến. Vậy khi bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi lại quyền lợi?

Tất tật thông tin về tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Tất tật thông tin về tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Tất tật thông tin về tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã phải cho người lao động làm việc ở nhà, tạm nghỉ việc để hạn chế tập trung nơi đông người. Vậy trong những trường hợp này, người lao động được tính lương như thế nào?