BLLĐ năm 2019: Thêm nhiều trường hợp được tạm hoãn hợp đồng
Tạm hoãn hợp đồng lao động là giải pháp ưu tiên hàng đầu cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp khi khó tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đặc biệt, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, các trường hợp tạm hoãn càng được mở rộng hơn nữa.
Có 8 trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động
Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ dân quân tự vệ;
- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự;
- Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
- Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
- Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
So với hiện nay, Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm một số trường hợp để phù hợp hơn với thực tiễn như người lao động thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ, người lao động thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác…

Thêm nhiều trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động (Ảnh minh họa)
Quyền lợi của người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động
Nếu như Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn không đề cập tới quyền lợi của người lao động trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động thì khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 đã làm rõ vấn đề này. Cụ thể:
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương, quyền và lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Quy định mới này sẽ phần nào “gỡ rối” cho doanh nghiệp khi giải quyết chế độ cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Ngoài ra, cũng như hiện nay, trong 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
>> Người lao động dễ dàng chấm dứt hợp đồng lao động hơn
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6199 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Làm kíp 4 ngày nghỉ 2 ngày là gì? Cách tính lương làm kíp (20/05/2022 16:00)
- Nghỉ ốm dài ngày có được tính hưởng phép năm không? (18/05/2022 15:00)
- Mách nước doanh nghiệp để xử lý kỷ luật lao động được suôn sẻ (18/05/2022 13:00)
- Không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp, doanh nghiệp bị phạt? (16/05/2022 14:00)
- Sử dụng lao động nước ngoài không giấy phép bị phạt thế nào? (11/05/2022 13:00)
- Cách tính số ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên (10/05/2022 15:00)
- Từ 2021, người lao động dễ dàng chấm dứt hợp đồng lao động hơn (01/04/2020 10:33)
- Sợ bị lây nhiễm Covid-19, nhân viên có được tự nghỉ làm? (31/03/2020 10:40)
- Infographic: Các biện pháp chống dịch Covid-19 từ 0h ngày 28/3/2020 (27/03/2020 17:20)
- Ảnh hưởng dịch Covid-19, công ty có được nợ lương nhân viên? (24/03/2020 12:00)
- Quyền lợi người lao động bị nghỉ việc vì dịch Covid-19 (23/03/2020 16:30)