Trồng răng giả do tai nạn lao động có được trả tiền?

Không ít người do tai nạn lao động phải dùng đến phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình. Tuy nhiên, giá của các phương tiện này lại không hề rẻ. Liệu có sự hỗ trợ nào cho những lao động này?

Có tới 27 phương tiện, dụng cụ được trả tiền

Khoản 1 Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

Các phương tiện, dụng cụ này được tính theo niên hạn căn cứ tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.

Danh sách các phương tiện, dụng cụ được cấp tiền mua như sau:

Stt

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Niên hạn cấp

Mức cấp

1

Tay giả tháo khớp vai

03 năm

2,8 triệu đồng

2

Tay giả trên khuỷu

03 năm

2,6 triệu đồng

3

Tay giả dưới khuỷu

03 năm

02 triệu đồng

4

Chân tháo khớp hông

03 năm

4,8 triệu đồng

5

Chân giả trên gối

03 năm

2,2 triệu đồng

6

Nhóm chân giả tháo khớp gối

03 năm

2,8 triệu đồng

7

Chân giả dưới gối có bao da đùi

03 năm

1,8 triệu đồng

8

Chân giả dưới gối có dây đeo số 8

03 năm

1,6 triệu đồng

9

Chân giả tháo khớp cổ chân

03 năm

1,75 triệu đồng

10

Nhóm nẹp Ụ ngồi-Đai hông

03 năm

2,5 triệu đồng

11

Nẹp đùi

03 năm

950.000 đồng

12

Nẹp cẳng chân

03 năm

800.000 đồng

13

Nhóm máng nhựa chân và tay

05 năm

03 triệu đồng

14

Giầy chỉnh hình

01 năm

1,3 triệu đồng

15

Dép chỉnh hình

01 năm

750.000 đồng

16

Áo chỉnh hình

05 năm

1,98 triệu đồng

17

Xe lắc tay

04 năm

4,1 triệu đồng

18

Xe lăn tay

04 năm

2,25 triệu đồng

19

Nạng cho người bị cứng khớp gối

02 năm

500.000 đồng

20

Máy trợ thính

02 năm

01 triệu đồng

21

Răng giả

05 năm

01 triệu đồng/chiếc

22

Hàm giả (chỉ cấp 1 lần duy nhất)

04 triệu đồng

23

Mắt giả (chỉ cấp 1 lần duy nhất)

05 triệu đồng

24

Vật phẩm phụ:

- Người được cấp chân giả

01 niên hạn

510.000 đồng

- Người được cấp tay giả

01 niên hạn

180.000 đồng

- Người được cấp áo chỉnh hình

01 niên hạn

750.000 đồng

25

Bảo trì xe lăn, xe lắc

01 năm

300.000 đồng

26

Kính râm và gậy dò đường

01 năm

100.000 đồng

27

Đồ dùng phục vụ sinh hoạt

01 năm

01 triệu đồng

(theo Phụ lục I Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH)

Căn cứ danh sách nêu trên, có thể thấy, răng giả là một trong những sản phẩm mà người lao động bị tai nạn lao động được trả tiền khi mua.

Trồng răng giả do tai nạn lao động có được trả tiền?

Được trả tiền trồng răng giả do tai nạn lao động (Ảnh minh họa)


Thủ tục để được nhận tiền

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH, người lao động phải nộp chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng về việc sử dụng phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).

Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, ra quyết định cấp tiền cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong 03 ngày làm việc, người đề nghị cấp tiền nhận được văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm theo toàn bộ giấy tờ đã nộp.

Trên đây là giải đáp và hướng dẫn của LuatVietnam về việc nhận tiền khi trồng răng giả do tai nạn lao động.

>> Chế độ tai nạn lao động: Những quyền lợi ít người biết

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục