Quyền lợi dành cho những người đi làm từ trước năm 2009 (P2)

Trong bài viết trước, LuatVietnam đã đề cập đến trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp trước năm 2009, khi nghỉ việc được nhận trợ cấp thôi việc. Bài viết dưới đây tiếp tục đề cập đến một khoản tiền khác mà người lao động có thể nhận được.

Đi làm trước năm 2009, nghỉ việc được trợ cấp mất việc làm

Điều 47 của Bộ luật Lao động 2019 quy định:

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

[…]

Từ quy định trên, có thể hiểu như sau:

- Người lao động làm việc trên 12 tháng tại doanh nghiệp, khi nghỉ việc sẽ được nhận trợ cấp mất việc làm;

- Các trường hợp người lao động nghỉ việc được nhận trợ cấp mất việc làm bao gồm:

+ Nghỉ việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (suy thoái kinh tế; Nhà nước cơ cấu lại nền kinh tế)

+ Nghỉ việc do doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

- Mức hưởng trợ cấp mất việc làm: Mỗi năm làm việc = 01 tháng tiền lương (nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương).

- Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm = Tổng thời gian làm việc thực tế - thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ.

Như vậy, người lao động làm việc tại doanh nghiệp trước thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp, khi nghỉ việc sẽ nhận được trợ cấp mất việc làm, nếu nghỉ việc thuộc một trong hai trường hợp nêu trên.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006, thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động chính là ngày 01/01/2009. 

tro cap mat viec lam voi nguoi di lam truoc 2009


Ví dụ về trường hợp được nhận trợ cấp mất việc làm 

Cũng tương tự như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hầu như chỉ dành cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ trước năm 2009. Còn từ năm 2009, hầu hết người lao động nghỉ việc được nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc chỉ áp dụng nếu người lao động có thời gian thử việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên.

Cùng tham khảo ví dụ sau:

Bà Trần Thị B ký hợp đồng lao động với công ty Y từ ngày 01/01/2005. Hiện nay, sau nhiều tháng “chống chọi” với dịch Covid-19, lãnh đạo quyết định bán công ty cho một doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó, bà B cùng nhiều nhân viên khác nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự và chính thức nghỉ việc từ ngày 01/10/2021. Mức lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc là 30 triệu đồng/tháng.

Như vậy, khi nghỉ việc bà sẽ được nhận:

- Trợ cấp mất việc làm: Tính từ 01/01/2005 đến 31/12/2008 là 04 năm, mỗi năm tương ứng với 01 tháng lương bình quân, tức là 04 x 30 triệu đồng = 120 triệu đồng.

- Trợ cấp thất nghiệp: Tính từ 01/01/2009 đến ngày 01/10/2021 = 60% mức lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ, tức là bằng 18 triệu đồng/tháng.

Tóm lại, tùy vào từng trường hợp nghỉ việc mà người lao động làm việc từ trước năm 2009 cho một doanh nghiệp, khi nghỉ việc sẽ được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho thời gian từ trước năm 2009. Còn từ năm 2009, người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp, nhận thêm trợ cấp thôi việc/trợ cấp mất việc làm nếu có thời gian thử việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên.

Điều khác biệt là tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm do doanh nghiệp trả cho người lao động, còn tiền trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm trả và người lao động phải tự đi làm thủ tục để nhận (Xem thêm: Thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp). 

Trên đây là những thông tin liên quan Trợ cấp mất việc làm đối với người đi làm trước năm 2009. Nếu có thắc mắc về các quy định của pháp luật liên quan đến Lao động - Tiền lương, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192

>> Quyền lợi dành cho những người đi làm từ trước năm 2009 (P1)

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.