Trợ cấp mất việc làm: Điều kiện và mức hưởng mới nhất

Khi bị chấm dứt hợp đồng, không phải lao động nào cũng biết rõ các khoản trợ cấp mình có thể nhận. Đặc biệt, rất nhiều người nhầm lẫn giữa trợ cấp thôi việc và mất việc làm. Dưới đây là những thông tin chi tiết về trợ cấp mất việc làm theo quy định mới nhất.


Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động mà đáp ứng đủ các điều kiện:

1 - Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

2 - Bị mất việc làm do:

- Thay đổi cơ cấu, công nghệ: Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh;

- Lý do kinh tế: Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

- Bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

- Chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

tro cap mat viec lam

Cập nhật mới nhất điều kiện và mức hưởng trợ cấp mất việc (Ảnh minh họa)

Cách tính trợ cấp mất việc làm mới nhất

Cũng theo Điều 47 BLLĐ năm 2019, người lao động đủ điều kiện sẽ được nhận mức trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

Cụ thể:

Mức trợ cấp mất việc làm

=

Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp

x

Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp

Lưu ý: Người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm nhưng thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động phải trả ít nhất 02 tháng tiền lương cho người lao động.

Trong đó: Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về cách xác định thời gian làm việc và tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm như sau:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm

Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145 nêu rõ, thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Thời gian làm việc tính trợ cấp

=

Tổng thời gian làm việc thực tế

-

Thời gian đã tham gia BHTN

-

Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm

Trong đó:

- Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm:

+ Thời gian trực tiếp làm việc;

+ Thời gian thử việc;

+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;

+ Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;

+ Thời gian nghỉ hằng tuần;

+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;

+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;

+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

- Thời gian đã tham gia BHTN gồm:

+ Thời gian người lao động đã tham gia BHTN;

+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:

+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;

+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.

Tiền lương tháng để tính trợ cấp mất việc làm

Căn cứ khoản 5 Điều này, tiền lương tháng tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Trường hợp người lao động làm việc theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương tính trợ cấp mất việc làm được xác định như sau:

- Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

- Nếu hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên vô hiệu (vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức trong thỏa ước lao động tập thể) thì tiền lương tính trợ cấp sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể.

Ví dụ: Anh A làm việc tại nhà máy X. Do thay đổi cơ cấu sản phẩm, trình độ không phù hợp nên nhà máy cho anh thôi việc.

Mức bình quân tiền lương theo hợp đồng lao động của 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc của anh A là 09 triệu đồng.

Tại nhà máy X, anh A có 15 năm 08 tháng làm việc. Trong đó, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 12 năm và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc là 01 năm.

Do đó, thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm của anh A sẽ là 15 năm 08 tháng - 12 năm - 01 năm = 02 năm 08 tháng (làm tròn thành 03 năm).

Như vậy, mức hưởng trợ cấp mất việc làm của anh A bằng 03 x 9 triệu đồng = 27 triệu đồng.

Trên đây là chi tiết điều kiện, cách tính cũng như mức hưởng trợ cấp mất việc làm khi người lao động bị mất việc. Người lao động nên nắm chắc những thông tin này để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm theo quy định mới

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Mức lương thử việc đang áp dụng hiện nay và một số lưu ý

Mức lương thử việc đang áp dụng hiện nay và một số lưu ý

Mức lương thử việc đang áp dụng hiện nay và một số lưu ý

Khi người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động. Với công việc làm thử này, người lao động sẽ được trả lương lương như thế nào?