5 tranh chấp lao động không nhất thiết phải qua hòa giải
Hòa giải được xem là phương thức giải quyết tranh chấp lao động đơn giản và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi có tranh chấp, các bên không nhất thiết phải thông qua hòa giải.
Tranh chấp lao động là gì?
Quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ là điều mà mọi người lao động cũng như người sử dụng lao động hướng đến, tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào mối quan hệ này cũng có thể tốt đẹp đến vậy.
Tranh chấp lao động sẽ xảy ra khi các bên có mâu thuẫn, xung đột về quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ với nhau. Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Lao động 2012, có 02 loại tranh chấp lao động đặc trưng, đó là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.
Để dễ dàng và thuận lợi trong việc giải quyết, tranh chấp lao động tập thể lại được chia thành 02 loại:
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Tranh chấp này phát sinh từ việc có sự khác nhau giữa giải thích và thực hiện quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Tranh chấp này phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy, quy chế hoặc thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Khi nào tranh chấp lao động không qua hòa giải? (Ảnh minh họa)
Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động
Tùy vào từng loại tranh chấp lao động mà các bên trong quan hệ lao động có thể yêu cầu các cá nhân, cơ quan có thể quyền giải quyết. Theo đó, có tất cả 04 phương thức giải quyết tranh chấp lao động:
- Hòa giải viên lao động;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện);
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.
(Điều 201 và Điều 203 Bộ luật Lao động 2012)
Có được giải quyết tranh chấp lao động không qua hòa giải?
Trên thực tế, nhiều tranh chấp diễn ra đã mang tính chất nghiêm trọng mà hòa giải viên lao động có thể không giải quyết được triệt để vấn đề, thậm chí, mang đến những bất lợi cho người lao động - bên yếu thế trong quan hệ lao động.
Chính vì vậy, trong những trường hợp này, pháp luật không yêu cầu phải được giải quyết thông qua hòa giải, cụ thể:
- Tranh chấp khi bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hòa giải là một trong những phương án tối ưu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Bằng việc hòa giải, các bên trong quan hệ lao động có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng một cách nhanh chóng mà không mất quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, với những trường hợp cần thiết cũng không nhất thiết phải qua hòa giải.
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Từ 2021, nhân viên đi làm muộn, công ty có được trừ lương? (30/11/2020 19:30)
- Infographic: Các trường hợp người lao động được nghỉ không lương 2020 (17/02/2020 14:00)
- Chưa nghỉ hết phép năm được thanh toán thế nào? (03/01/2020 08:00)
- Quá 6 tháng, lao động vi phạm kỷ luật sẽ không bị xử lý? (30/10/2019 07:30)
- Chưa chấm dứt hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc? (28/10/2019 07:30)
- Nghỉ phép năm có tính thứ 7, Chủ nhật? (17/10/2019 08:00)
- Ai có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động? (15/10/2019 08:00)
- Làm việc sau khi nghỉ hưu có được trợ cấp khi thôi việc? (11/10/2019 08:00)
- Nghỉ phép phải báo trước bao nhiêu ngày? (04/10/2019 08:00)
- Thời gian giải quyết tranh chấp lao động là bao lâu? (02/10/2019 08:00)
- Hướng dẫn cách nghỉ Tết sớm đúng luật (22/01/2021 19:06)
- Infographic: Thuê giúp việc, hàng tháng phải trả những khoản tiền nào? (20/01/2021 09:19)
- Lịch nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2021 (19/01/2021 09:59)
- Có được ứng trước lương tháng 02/2021 để nghỉ Tết? (18/01/2021 10:00)
- Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 2021 (15/01/2021 13:34)
- Tin vui với mọi người lao động khi nhận lương tháng 01/2021 (14/01/2021 14:25)
- Cách tính ngày phép theo từng tháng của năm 2019 (12/04/2019 08:30)
- Ủy quyền xử lý kỷ luật lao động - những điều cần biết (11/04/2019 08:30)
- Ghét sếp, nhân viên có được tự ý nghỉ việc? (10/04/2019 16:00)
- Ngày "đèn đỏ”: Cách nghỉ để không bị thiệt (04/04/2019 08:30)
- Bỏ đề xuất thêm ngày nghỉ 27/7 do… sơ suất (03/04/2019 08:45)