Tổ chức nước ngoài có được tự tuyển lao động Việt Nam?

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho không ít tổ chức nước ngoài vào Việt Nam mở rộng thị trường. Liệu có hạn chế nào trong việc tuyển dụng lao động của các tổ chức này khi hoạt động trên đất Việt Nam?

Tổ chức nước ngoài là ai?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 75/2014/NĐ-CP, tổ chức nước ngoài là cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam, bao gồm:

- Cơ quan lãnh sự nước ngoài, đại diện ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực;

- Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài;

- Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài;

- Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy đăng ký hoạt động;

- Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.

Tổ chức nước ngoài có được tự tuyển lao động?

Tổ chức nước ngoài có được tự tuyển lao động? (Ảnh minh họa)


Tổ chức nước ngoài có được tự tuyển lao động?

Điều 4 Nghị định 75/2014/NĐ-CP nêu rõ, chỉ 02 tổ chức dưới đây mới có quyền tuyển, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cụ thể:

- Tổ chức được Bộ Ngoại giao giao hoặc ủy quyền;

- Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập.

Trong đó:

- Tổ chức được Bộ Ngoại giao giao hoặc ủy quyền được tuyển lao động cho:

+ Cơ quan lãnh sự nước ngoài, đại diện ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực;

+ Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài;

+ Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài;

+ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy đăng ký hoạt động.

- Trung tâm dịch vụ việc làm được tuyển lao động cho:

+ Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;

+ Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các tổ chức duy trì hoạt động của mình, pháp luật cho phép tổ chức nước ngoài được trực tiếp tuyển lao động Việt Nam sau khi hết 15 ngày làm việc, kể từ ngày đề nghị mà tổ chức có thẩm quyền không tuyển chọn, giới thiệu được lao động.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, có thể thấy, chỉ khi tổ chức có thẩm quyền không tuyển chọn được lao động theo đề nghị thì tổ chức nước ngoài mới được tự tuyển lao động Việt Nam để làm việc cho mình.

Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.