Tổ chức đoàn cơ sở là gì? Điều kiện thành lập đoàn cơ sở?

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam. Vậy điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở là gì? Thủ tục thế nào?


1. Tổ chức đoàn cơ sở là gì? Điều kiện thành lập thế nào?

Theo quy định tại Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm Quyết định 174/QĐ-TLĐ, Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam. Để thành lập Công đoàn cơ sở, đơn vị cần có tổ chức Công đoàn đáp ứng được các điều kiện sau:

- Công đoàn cơ sở được thành lập ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Công đoàn có tối thiểu 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên.

- Các thành viên có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

Tổ chức đoàn cơ sở là gì? Điều kiện thành lập đoàn cơ sở?
Tổ chức đoàn cơ sở là gì? Điều kiện thành lập đoàn cơ sở? (Ảnh minh họa)

2. Thủ tục thành lập đoàn cơ sở thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam và mục 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ, trình tự, thủ tục thành lập Công đoàn cơ sở được thực hiện như sau:

Bước 1: Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở

- Người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.

- Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.

Khi có đủ điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập Công đoàn cơ sở và đăng ký với Công đoàn cấp trên xem xét, công nhận Công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập Công đoàn cơ sở

- Thành phần dự đại hội gồm:

+ Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.

+ Người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

+ Đại diện Công đoàn cấp trên, người sử dụng lao động và các thành phần khác (nếu có) cùng dự, chứng kiến đại hội thành lập Công đoàn cơ sở.

- Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập Công đoàn cơ sở do ban vận động thực hiện; có thể mời thêm đoàn viên, người lao động ngoài ban vận động, có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký đại hội.

- Nội dung đại hội thành lập Công đoàn cơ sở gồm:

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

+ Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập Công đoàn và công tác chuẩn bị tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở.

+ Công bố danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn.

+ Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở.

+ Đại diện Công đoàn cấp trên phát biểu (nếu có).

+ Người sử dụng lao động phát biểu (nếu có).

+ Bầu cử ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

+ Bầu cử chủ tịch Công đoàn cơ sở.

+ Thông qua kế hoạch hoạt động của Công đoàn cơ sở.

- Những nơi do điều kiện sản xuất, kinh doanh, không thể triệu tập toàn thể người lao động có đơn xin gia nhập Công đoàn dự đại hội thành lập Công đoàn cơ sở thì ban vận động tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự và phát phiếu bầu cử ban chấp hành, chủ tịch Công đoàn cơ sở cho đoàn viên tại các phòng, ban, tổ, đội, phân xưởng, nhóm công việc.

Đồng thời, thực hiện công tác kiểm phiếu theo quy định và công bố kết quả bầu cử để toàn thể đoàn viên được biết.

- Kết thúc đại hội thành lập Công đoàn cơ sở, ban vận động bàn giao toàn bộ hồ sơ đại hội cho ban chấp hành hoặc đồng chí chủ tịch mới được bầu, gồm cả danh sách ban vận động để lưu hồ sơ, tài liệu thành lập Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

- Ban vận động chấm dứt nhiệm vụ sau khi tổ chức thành công đại hội thành lập Công đoàn cơ sở.

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị công nhận Công đoàn cơ sở

- Tổ chức họp ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập để bầu ban thường vụ, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Công đoàn (nếu đủ điều kiện). Quá trình chuẩn bị cần liên hệ Công đoàn cấp trên để được hướng dẫn.

- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên xem xét, công nhận, gồm có:

+ Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở và kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra và các chức danh của ban chấp hành, ủy ban kiểm tra Công đoàn.

+ Danh sách đoàn viên và đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.

+ Danh sách trích ngang lý lịch ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở.

+ Biên bản đại hội thành lập Công đoàn cơ sở.

+ Biên bản kiểm phiếu bầu cử tại đại hội thành lập Công đoàn cơ sở và biên bản bầu cử tại hội nghị ban chấp hành (nếu có).

Bước 4: Ra quyết định công nhận Công đoàn cơ sở

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thành lập Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp sẽ thẩm định, ban hành quyết định công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định.

- Trường hợp không đủ điều kiện công nhận đoàn viên hoặc Công đoàn cơ sở hoặc các chức danh được bầu, công đoàn cấp trên thông báo bằng văn bản để tập thể người lao động được biết.

Đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục để được công nhận, hoặc tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện liên kết thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành Công đoàn cơ sở thực hiện các thủ tục khắc dấu; đồng thời triển khai tổ chức các hoạt động theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Trên đây là các thông tin về Tổ chức đoàn cơ sở là gì? Điều kiện thành lập đoàn cơ sở? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hướng dẫn mới về quản lý kinh phí công đoàn

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.