Tin vui với mọi người lao động khi nhận lương tháng 01/2021

Kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, mọi người lao động sẽ có thêm nhiều quyền lợi theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Chi tiết sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Được nhận lương kèm theo bảng kê chi tiết

Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) yêu cầu:

3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Như vậy, kể từ kỳ trả lương tháng 01/2021, người lao động sẽ được nhận bảng kê chi tiết từ bộ phận kế toán của doanh nghiệp, trong đó thể hiện rõ số tiền lương người lao động được nhận, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm thêm ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Trước đây, chỉ một số ít doanh nghiệp thực hiện việc gửi bảng kê cho người lao động. Nay, với quy định rõ ràng từ Bộ luật Lao động 2019, mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện điều này, đây cũng là quyền lợi mới của mọi người lao động, nhằm biết chính xác tiền lương của mình được trả và bị trừ như thế nào.

tin vui khi nhan luong thang 012021

Tin vui với mọi người lao động khi nhận lương tháng 01/2021

2. Được ủy quyền cho người khác nhận lương

Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động đã bổ sung thêm một quyền lợi của người lao động khi nhận lương, cụ thể:

Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Trước đây, Bộ luật Lao động 2012 không có quy định này. Theo đó, kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, nếu không thể trực tiếp nhận lương, người lao động hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác nhận lương. Do đó, trên thực tế sẽ phát sinh tình huống: “Lương của chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản của vợ”.

Xem chi tiết: Điều kiện để lương chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ


3. Phí chuyển lương do người sử dụng lao động trả

Tương tự như quy định trước đây, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 96 của Bộ luật quy định:

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Trong khi trước đây, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc trả phí mở tài khoản và chuyển tiền thì từ ngày 01/01/2021, khoản phí này bắt buộc do người lao động trả.

Do đó, kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, phí chuyển tiền lương qua tài khoản ngân hàng không hề bị trừ vào tiền lương của người lao động.

Trên đây là một số tin vui với mọi người lao động khi nhận lương tháng 01/2021. Nếu có băn khoăn về các quy định pháp luật liên quan đến lao động, tiền lương và các lĩnh vực khác, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Theo khoản 2 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019, thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. Do đó, lương hàng tháng của người lao động có thể được trả vào ngày cuối cùng trong tháng; có thể là ngày mùng 05, mùng 10 tháng sau..., tùy từng doanh nghiệp.


>> 4 hướng dẫn mới về tiền lương áp dụng từ 01/02/2021

Đánh giá bài viết:
(36 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày, doanh nghiệp có vi phạm?

Bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày, doanh nghiệp có vi phạm?

Bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày, doanh nghiệp có vi phạm?

Việc bố trí ca làm việc hợp lý không chỉ đem lại hiệu quả về năng suất lao động mà còn góp phần đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Hiện nay, để đảm bảo tính liên tục trong sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã sắp xếp người lao động làm việc 12 giờ/ngày. Bố trí như vậy có trái luật?