Nghỉ làm do giãn cách xã hội, người lao động được trả lương thế nào?

Với sự lây lan mạnh mẽ của Covid-19 trong cộng đồng, nhiều địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16 của Chính phủ. Kéo theo đó, rất nhiều người lao động đã phải nghỉ làm. Vậy khi nghỉ việc do giãn cách xã hội, người lao động có được trả lương?


4 trường hợp được trả lương ngừng việc do Covid-19

Mục 2 Công văn 264/QHLĐTL-TL của Cục quan hệ và tiền lương đã liệt kê cụ thể 04 trường hợp người lao động nghỉ làm do chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19 được hưởng lương ngừng việc, bao gồm:

(1) Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

(2) Người lao động phải ngừng việc do nơi làm việc hoặc nơi cư trú bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

(3) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

(4) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc. 

tien luong khi nghi lam do gian cach xa hoi

Tiền lương khi nghỉ việc do giãn cách xã hội, tính thế nào? (Ảnh minh họa)


Nghỉ làm do giãn cách xã hội, người lao động có được trả lương?

Căn cứ các trường hợp được trả lương ngừng việc do Covid-19, trong thời gian giãn cách xã hội mà doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch, người lao động sẽ được trả lương ngừng việc.

Tiền lương ngừng việc trong trường hợp này sẽ được căn cứ theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, nếu nghỉ làm do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động bởi giãn cách xã hội, người lao động sẽ được trả lương theo thỏa thuận của các bên nhưng phải đảm bảo:

- Ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống: Tiền lương ngừng việc không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Ngừng việc trên 14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng tại năm 2021 đang áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng IV.

Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2021


Ngừng việc do giãn cách xã hội có được đóng bảo hiểm?

Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 hướng dẫn về việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trong thời gian nghỉ làm như sau:

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Theo đó, nếu nghỉ làm và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên, người lao động sẽ không được đóng BHXH.

Đồng nghĩa với đó, nếu nghỉ làm mà được hưởng lương, người lao động vẫn sẽ được đóng BHXH.

Như vậy, nếu nghỉ làm do giãn cách xã hội mà thuộc trường được trả lương ngừng việc, người lao động sẽ được đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, mức tiền lương đóng BHXH trong trường hợp này sẽ có sự khác biệt so với các tháng trước đó.

Khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

8. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Như vậy, trong thời gian ngừng việc do dãn cách xã hội, mức đóng BHXH sẽ được tính theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc, chứ không phải tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Xem thêm: Thời gian ngừng việc do Covid-19 có được đóng bảo hiểm?

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho vấn đề tiền lương khi nghỉ việc do giãn cách xã hội. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900. 6192 để được hỗ trợ.

>> Tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

>> Mức đóng BHXH của người lao động và doanh nghiệp

>> Hồ sơ, thủ tục nhận tiền hỗ trợ ngừng việc do Covid-19

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Người nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc ở Việt Nam?

Người nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc ở Việt Nam?

Người nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc ở Việt Nam?

Bên cạnh việc sử dụng lao động tại Việt Nam, do tính chất của công việc, nhiều doanh nghiệp còn phải thuê thêm người lao động ở nước ngoài về để làm việc. Vậy lao động nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc tại Việt Nam?