Thuê lao động nước ngoài: 3 thông tin cần nắm chắc

Lao động nước ngoài đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải “nằm lòng” 03 điểm dưới đây khi thuê lao động nước ngoài.

Điều kiện thuê lao động nước ngoài

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Lao động 2012, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động nước ngoài vào làm quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.

Trong đó, lao động nước ngoài phải là người:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

- Có giấy phép lao động, trừ các trường hợp được miễn.

Thủ tục để sử dụng lao động nước ngoài

Bước 1: Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động

Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó:

Về hồ sơ:

- Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Mẫu số 1);

- Trường hợp có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì gửi báo cáo giải trình thay đổi (Mẫu số 2).

Về trình tự thực hiện:

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là cơ quan chấp thuận) trước ít nhất 30 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi, cơ quan chấp thuận thông báo việc chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài tới doanh nghiệp.

(Điều 4 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH)

Thuê lao động nước ngoài: 3 thông tin cần nắm chắc (Ảnh minh họa)


Bước 2: Xin cấp giấy phép lao động

Về hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 7);

- Văn bản chứng minh là chuyên gia;

- Văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật:

- Văn bản chứng minh người lao động đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

- Văn bản chứng minh người lao động đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 2 năm;

- Giấy chứng nhận sức khỏe của người lao động có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- 02 ảnh màu chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

- Một số giấy tờ liên quan khác.

Xem chi tiết tại đây.

Về trình tự thực hiện:

Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động dự kiến bắt đầu làm việc thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người lao động làm việc.

Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người lao động được cấp giấy phép lao động.

(Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP)

Phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ

Theo Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, lao động nước ngoài bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) nếu:

- Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Ngoại trừ:

- Quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện, và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển trước ít nhất 12 tháng;

- Đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

Với các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì mức đóng như sau:

Thời điểm đóng

Người sử dụng lao động

Người lao động

Ốm đau, thai sản

TNLĐ, BNN

Hưu trí, tử tuất

Hưu trí, tử tuất

Từ 01/12/2018

3%

0,5%

0

0

Từ 01/01/2022

3%

0,5%

14%

8%

(Điều 12 và Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP)

Sử dụng lao động nước ngoài khi lao động Việt Nam không đáp ứng được theo yêu cầu sản xuất kinh doanh là nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng các đối tượng này, doanh nghiệp nên nắm rõ 03 điểm đặc biệt nêu trên.

>> 3 điều cần biết về BHXH cho người nước ngoài

Thùy Linh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục