Thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Bộ luật Lao động năm 2019 đã làm thay đổi nhiều quy định liên quan đến thử việc. Vậy người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm không?
Người lao động được ký hợp đồng lao động để thử việc?
Nội dung về thử việc tại Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 có sự thay đổi đáng kể so với Bộ luật Lao động năm 2012, cụ thể:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Theo đó, thay vì chỉ được ký hợp đồng thử việc khi có thỏa thuận về việc làm thử như trước thì hiện nay, các bên có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc.
Như vậy, nội dung về thử việc có thể được ghi nhận bởi hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động.

Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm? (Ảnh minh họa)
Người lao động thử việc sẽ được đóng bảo hiểm xã hội?
Bộ luật mới cho phép người lao động thử việc theo hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động. Việc lựa chọn giao kết theo một trong hai loại hợp đồng trên sẽ ảnh hưởng đến việc người lao động được đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc.
Bởi lẽ, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ghi nhận người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên mà không áp dụng đối với hợp đồng thử việc.
Đồng nghĩa với đó, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, thời gian thử việc của người lao động trong trường hợp này sẽ không được tính tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo phân tích ở trên, thử việc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Vì vậy, nếu người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì người lao động sẽ trở thành đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi đó, thời gian thử việc của người lao động sẽ được tính vào thời gian hưởng bảo hiểm xã hội.
Tóm lại, theo Bộ luật mới, người lao động thử việc sẽ được đóng bảo hiểm xã hội nếu có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi thử việc có được đóng bảo hiểm không. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6199 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp, doanh nghiệp bị phạt? (16/05/2022 14:00)
- Sử dụng lao động nước ngoài không giấy phép bị phạt thế nào? (11/05/2022 13:00)
- Cách tính số ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên (10/05/2022 15:00)
- Hằng nằm, công ty có buộc phải tăng lương cho nhân viên không? (09/05/2022 15:00)
- Người lao động làm giả hồ sơ xin việc bị xử lý thế nào? (05/05/2022 15:00)
- Tạm đình chỉ công việc là gì? Trường hợp nào bị tạm đình chỉ công việc? (05/05/2022 10:00)
- 7 quyền lợi dành cho lao động nữ khi mang thai (02/11/2020 19:30)
- Những điều cần biết trước khi đề nghị sếp tăng lương (02/11/2020 10:00)
- Yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai: Đúng hay sai? (31/10/2020 19:30)
- Làm việc riêng trong giờ có bị sa thải? (30/10/2020 10:00)
- Lương cơ sở 2021 không tăng: Ai buồn, ai vui? (29/10/2020 11:00)