Thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động mới nhất như thế nào?

Trường hợp NLĐ trong quá trình làm việc gây ra thiệt hại cho NSDLĐ là không ít. Vậy nếu phải tiến hành xử lý bồi thường thiệt, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện thủ tục như thế nào cho đúng quy định pháp luật?

1. Thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động

Thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động
Thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định các bước đối với thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động như sau:

Bước 1: Yêu cầu tường trình về thiệt hại bằng văn bản

Thời điểm để NSDLĐ yêu cầu NLĐ tường trình là ngay khi phát hiện NLĐ có các hành vi như là làm hư hỏng, mất đối với thiết bị, dụng cụ hoặc làm mất tài sản của NSDLĐ hoặc các tài sản khác mà do NSDLĐ giao hoặc khi NLĐ có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ hoặc tiêu hao vật tư vượt quá định mức cho phép.

Bước 2: Mở cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động

Nếu hành vi gây thiệt hại xảy ra được xét thấy là vẫn còn thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định thì NSDLĐ phải tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, trong cuộc họp này thì NSDLĐ phải lưu ý tuân thủ các vấn đề sau:

- NSDLĐ thực hiện việc thông báo đến những thành phần phải tham dự họp trong thời hạn ít nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại và NSDLĐ phải bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo mời họp trước khi diễn ra cuộc họp.

  • Thành phần phải tham dự họp xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động bao gồm tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ có hành vi gây thiệt hại đang là thành viên; người lao động và luật sư (nếu có yêu cầu bào chữa của NLĐ); trong trường hợp NLĐ chưa đủ 15 tuổi thì cần phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật; thẩm định viên về giá (nếu có)

  • Thông báo họp phải nêu rõ những nội dung như sau: Thời gian & địa điểm để tiến hành họp; họ & tên của NLĐ bị xử lý bồi thường thiệt hại cùng hành vi vi phạm của người đó;

- Khi nhận được thông báo họp, các thành phần dự họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với NSDLĐ đã thông báo.

Trường hợp có một trong các thành phần không thể tham dự họp theo như thời gian & địa điểm đã thông báo thì NLĐ và NSDLĐ có thể thay đổi thời gian & địa điểm họp thông thỏa thuận.

Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì NSDLĐ có quyền quyết định thời gian & địa điểm họp;

- NSDLĐ mở cuộc họp như đã thông báo mà có một trong các thành phần phải tham dự họp nêu trên không xác nhận tham dự hoặc có người vắng mặt tại cuộc họp thì cuộc họp xử lý này vẫn có thể diễn ra theo như thông báo ban đầu.

Bước 3: Những người tham gia cuộc họp ký biên bản họp

Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản và được thông qua trước khi kết thúc cuộc họp, đồng thời phải có chữ ký của người tham dự cuộc họp, cụ thể bao gồm: NLĐ, tổ chức đại diện của NLĐ, luật sư bào chữa của NLĐ (nếu có), thẩm định viên về giá (nếu có), người đại diện theo pháp luật (nếu NLĐ chưa đủ 15 tuổi);

Nếu có người thuộc các đối tượng tham dự cuộc họp nêu trên không đồng ý ký tên vào biên bản thì người ghi biên bản ghi nhận rõ họ & tên, lý do không ký tên (nếu có lý do cụ thể) vào biên bản đó.

Bước 4: NSDLĐ ban hành Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại

NSDLĐ tiến hành việc ban hành Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại (Thời hiệu xử lý được nêu cụ thể tại mục sau).

Cần lưu ý: Khi ban hành quyết định xử lý bồi thường thiệt hại thì quyết định này phải nêu rõ: Mức thiệt hại xảy ra và mức bồi thường thiệt hại; nguyên nhân gây ra thiệt hại; thời hạn & hình thức bồi thường.Quyết định này phải được gửi đến các thành phần phải tham dự họp theo quy định.

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động (Ảnh minh họa)

2. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động

Căn cứ Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau về thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động:

“1. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.”

Cần lưu ý: Không được phép xử lý bồi thường thiệt hại đối với NLĐ đang trong các khoảng thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14:

“a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) NLĐ nữ mang thai; NLĐ nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Trường hợp đã hết thời gian không được phép xử lý bồi thường thiệt hại nêu trên mà hết thời hiệu hoặc nếu còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được phép kéo dài thời hiệu nhưng không quá 60 ngày từ ngày hết thời gian tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.

3. Mức bồi thường thiệt hại trong lao động

Căn cứ Điều 129, Điều 130 Bộ luật Lao động 2019 thì mức bồi thiệt hại trong lao động phải được xác định dựa vào lỗi của NLĐ cùng với mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế của gia đình người này. cũng như cần xét đến tài sản, nhân thân NLĐ.

Mức bồi thường sẽ được xác định dựa trên các yếu tố trên và trong từng trường hợp như sau:

- Trường hợp NLĐ làm hư hỏng dụng cụ/thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ việc bồi thường được thực hiện theo quy định pháp luật hoặc theo quy định tại nội quy lao động tại nơi làm việc.

Nếu NLĐ gây thiệt hại nhưng không nghiêm trọng bởi do sơ suất mà giá trị thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng được quy định tại nơi NLĐ làm việc thì NLĐ này phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và đồng thời bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

- Trường hợp NLĐ làm mất dụng cụ/thiết bị/tài sản của NSDLĐ/tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc làm tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì NLĐ phải bồi thường thiệt hại chỉ một phần hoặc bồi thường toàn bộ thiệt hại theo thời giá thị trường hoặc xác định theo nội quy lao động nếu có quy định;

- Trường hợp mà NLĐ và NSDLĐ có ký kết hợp đồng trách nhiệm thì thực hiện việc bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng trách nhiệm;

- Trường hợp thiệt hại xảy ra là do hỏa hoạn, thiên tai,thảm họa, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm hay sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù cho NLĐ đã áp dụng tất cả biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép thì người này không phải bồi thường cho thiệt hại xảy ra.

Trên đây là các thông tin liên quan đến thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động.
Để cập nhật văn bản mới nhất về Lao động - Tiền lương, hãy tham gia group Zalo của LuatVietnam
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Có cần ký hợp đồng cho thuê lại lao động nếu dùng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh?

Có cần ký hợp đồng cho thuê lại lao động nếu dùng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh?

Có cần ký hợp đồng cho thuê lại lao động nếu dùng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh?

Trong một số trường hợp, sẽ không dễ để phân biệt giữa hợp đồng cho thuê lại lao động và hợp đồng dịch vụ. AI Luật đã giải đáp trường hợp sử dụng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh để thực hiện vệ sinh thường thì có phải ký hợp đồng cho thuê lại lao động.