Thư mời thử việc có giá trị pháp lý không?

Nếu thành công vượt qua vòng phỏng vấn, ứng viên sẽ nhận được thư mời thử việc từ nhà tuyển dụng. Vậy thư mời này có giá trị pháp lý không? Đã gửi thư mời thử việc, doanh nghiệp có được từ chối nhận người lao động vào làm không?


Thư mời thử việc có giá trị ràng buộc giữa các bên không?

Thư mời thử việc là văn bản do nhà tuyển dụng tạo lập và gửi đến ứng viên để thông báo về việc đạt phỏng vấn và được nhận vào thử việc trong doanh nghiệp đó.

Thư này chủ yếu được trình bày chủ yếu bằng email điện tử để có thể thông báo sớm nhất đến người lao động.

Nội dung của thư mời thử việc thường sẽ đề cập đến các vấn đề như vị trí làm việc, tiền lương, thời gian thử việc,…

Với những thông tin như vậy, nhiều người lao động đã nhầm tưởng thư mời thử việc với hợp đồng thử việc. Dẫu vậy, đây là hai loại văn bản khác nhau.

Theo Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử.

Trong khi đó, thư mời thử việc mới chỉ xuất phát từ ý chí đơn phương của người sử dụng lao động.

Do vậy, thư mời thử việc sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Dù vậy, nếu cứ thế đi làm theo thư mời thử việc mà không ký hợp đồng thì giữa các bên vẫn được coi là có quan hệ thử việc.

Bởi nếu chọn đi làm và hưởng các chế độ theo thư mời thử việc thì tức là người lao động đã ngầm đồng ý với điều kiện mà người sử dụng lao động đề xuất. Lúc này, các bên sẽ được xem là có thỏa thuận về việc làm thử.


Đã gửi thư mời nhưng không nhận NLĐ vào làm, có sao không?

Thực tế có không ít trường hợp nhà tuyển dụng sau khi gửi thư mời thử việc cho ứng viên xong lại đổi ý không muốn tuyển người đó nữa. Vì thế, họ sẽ gửi thêm email khác cho người lao động thông báo về việc không tiếp nhận người này vào làm. Doanh nghiệp làm vậy có vi phạm pháp luật lao động không?

Như đã phân tích, thư mời thử việc không có giá pháp lý. Do đó, thư này chưa thể làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ giữa nhà tuyển dụng với ứng viên.

Bởi vậy, dù đã gửi thư mời thử việc nhưng sau đó lại không tiếp nhận người lao động vào làm, doanh nghiệp cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.

Thậm chí, ngay cả khi doanh nghiệp đã tiếp nhận người lao động vào làm thì trong thời gian thử việc, họ vẫn có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ khi nào mà không cần báo trước.

Nội dung này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, khi cho người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc thì doanh nghiệp sẽ không phải bồi thường bất kỳ khoản nào.

Trên đây giải đáp cho câu hỏi: “Thư mời thử việc có giá trị pháp lý không?”. Dù không được nhận vào làm theo thư mời thử việc trước đó nhưng người lao động cũng có thể chủ động liên hệ lại với bên tuyển dụng, hỏi rõ về lý do không tiếp nhận mình vào làm theo nội dung của thử mời thử việc để rút kinh nghiệm và rèn luyện thêm các kỹ năng.

Nếu có thắc mắc về hợp đồng lao động và vấn đề tiền lương, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn cụ thể.

>> Hợp đồng thử việc: Những quy định cần biết trước khi ký
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.