Nghị quyết 126: Nới điều kiện để doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hỗ trợ

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 126 sửa đổi bổ sung Nghị quyết 68, trong đó điều chỉnh nhiều nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó khăn do Covid-19.


1. Thay đổi điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hữu trí - tử tuất

Theo quy định mới tại Nghị quyết 126/NQ-CP, người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nếu có đủ các điều kiện sau:

+ Đã đóng đủ bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 01/2021.

+ Bị ảnh hưởng bởi Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 10% lao động tham gia BHXH trở lên so với thời điểm tháng 01/2021.

Trong khi đó, Nghị quyết 68 yêu cầu người sử dụng lao động phải đóng đủ BHXH hoặc đang tạm dừng đến hết tháng 4/2021, đồng thời số lao động tham gia BHXH bị giảm phải từ 15% trở lên.

Có thể thấy, điều kiện áp dụng chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí - tử tuất đã được nới lỏng hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính cho việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn được xác định là 06 tháng kể từ thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị. Còn nếu đã được giải quyết tạm dừng đóng trước đó thì tổng thời gian được tạm dừng đóng quỹ hưu trí - tử tuất là không quá 12 tháng.


thay doi chinh sach ho tro covid cho doanh nghiep

Thay đổi chính sách hỗ trợ Covid cho doanh nghiệp từ ngày 08/10/2021? (Ảnh minh họa)


2. Nới lỏng điều kiện vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất

Một trong những nội dung đáng chú ý về chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đó là bỏ điều kiện không có nợ xấu tín dụng.

Trước đó, tại Nghị quyết 68, doanh nghiệp muốn hưởng chính sách vay với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất thì phải không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Tuy nhiên, điều kiện này đã bị bãi bỏ.

Theo quy định mới, doanh nghiệp được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc cho người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên từ 01/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022.

Còn trường hợp vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất, thì từ ngày 01/5/2021 - hết ngày 31/3/2022, doanh nghiệp chỉ cần thuộc một trong các trường hợp sau:

- Phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch.

- Có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg.

- Hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.


3. Thêm hộ kinh doanh được hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ do Covid-19

Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh tại khoản 10 Mục II Nghị quyết 68 đã được Nghị quyết 126 sửa lại như sau:

Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế; hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc do có địa điểm kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ.

Đối chiếu với Nghị quyết 68, có thể thấy, quy định mới đã bổ sung thêm nhiều trường hợp hộ kinh doanh được nhận hỗ trợ một lần là 03 triệu đồng/hộ. Đó là những hộ sau:

- Hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.

- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, các trường hợp này cũng cần đáp ứng điều kiện dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 trong thời gian từ 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Trên đây là những thay đổi chính sách hỗ trợ Covid cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh từ 08/10/2021. Nếu còn vướng mắc liên quan đến chính sách hỗ trợ này, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> 4 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 theo Nghị quyết 68

>> Hướng dẫn người sử dụng lao động nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Mới: Sửa Nghị quyết 68, thêm nhiều người lao động được nhận tiền hỗ trợ Covid

Mới: Sửa Nghị quyết 68, thêm nhiều người lao động được nhận tiền hỗ trợ Covid

Mới: Sửa Nghị quyết 68, thêm nhiều người lao động được nhận tiền hỗ trợ Covid

Ngày 08/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết 68 ngày 01/7/2021. Theo đó, Nghị quyết mới đã mở rộng thêm các nhóm đối tượng được nhận gói hỗ trợ Covid-19.