Tin vui với người lao động mùa Covid: Thất nghiệp vẫn có tiền!

Theo số liệu ước tính, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến 1,2 triệu người thất nghiệp và khả năng tiếp tục gia tăng nếu tình hình dịch kéo dài. Nếu không may là một trong những trường hợp bị thất nghiệp vì Covid-19 thì người lao động cũng không nên quá lo lắng, bởi vẫn còn cơ hội nhận được hai khoản tiền sau. 

1. Làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp

Khi phải nghỉ việc vì Covid-19, mất đi nguồn thu nhập ổn định hằng tháng, người lao động có thể lập tức nộp hồ sơ để nhận trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau theo Điều 49 của Luật Việc làm:

- Chấm dứt hợp đồng lao động (trừ khi chấm dứt hợp đồng trái luật; hưởng lương hưu)

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động cần chuẩn bị theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP bao gồm:

- Đơn đề nghị theo mẫu (xem và tải mẫu tại đây)

- Bản chính/bản sao có chứng thực của Quyết định thôi việc…

- Sổ bảo hiểm xã hội

Nơi nộp hồ sơ là Trung tâm dịch vụ việc làm tại bất cứ địa phương nào muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Như vậy, nếu đủ điều kiện, ngay sau khi thất nghiệp vì Covid-19, người lao động có thể làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Số tiền trợ cấp nhận hàng tháng sẽ giúp người lao động trang trải các chi phí sinh hoạt cần thiết ở thời điểm dịch bùng phát, chưa thể tìm được công việc mới.

Thất nghiệp vì Covid-19, người lao động có thể làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh họa)


2. Làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

Nếu như không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động thất nghiệp vì Covid-19 cũng không cần quá lo lắng. Bởi hiện nay, Chính phủ đã tung ra gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, trong đó có hỗ trợ đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục phải dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh từ 01/5/2021 - 31/12/2021

- Đang tham gia BHXH bắt buộc

- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ 01/5/2021 - 31/12/2021, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mức hỗ trợ là 3,7 triệu đồng. Riêng người lao động là phụ nữ mang thai được hỗ trợ thêm 01 triệu đồng; lao động đang nuôi con dưới 06 tuổi được hỗ trợ thêm 01 triệu đồng cho mỗi con dưới 06 tuổi.

Nếu đáp ứng đủ điều kiện, người lao động cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Quyết định thôi việc; Hợp đồng lao động hết hạn…

- Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em để chứng minh đang nuôi con dưới 06 tuổi.

Nơi nộp hồ sơ là Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết 31/01/2022.

Trên đây là 02 cách để người lao động thất nghiệp vì Covid-19 nhưng vẫn có tiền để trang trải cuộc sống. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

Bản Video của LuatVietnam

>> Cần làm gì khi chưa nhận được tiền hỗ trợ Covid-19?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(12 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục