Cập nhật thang, bảng lương của người lao động năm 2020

Giữa tháng 11, Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Chính vì vậy, lúc này chính là khoảng thời gian thích hợp để các doanh nghiệp xây dựng lại thang bảng lương cho năm tới.

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương 2020

Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định: Khi xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cho người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo:

- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, trong năm tới, những doanh nghiệp phải xây dựng lại thang, bảng lương là doanh nghiệp đã trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định nêu trên.

thang bảng lương 2020

Cập nhật mới nhất thang bảng lương người lao động năm 2020 (Ảnh minh họa)

Thang bảng lương người lao động năm 2020

Theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ có sự điều chỉnh như sau:

- Vùng I: Mức 4,42 triệu đồng/tháng;

- Vùng II: Mức 3,92 triệu đồng/tháng;

- Vùng III: Mức 3,43 triệu đồng/tháng;

- Vùng IV: Mức 3,07 triệu đồng/tháng.

Với sự thay đổi này, để đảm bảo nguyên tắc nêu trên, các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại thang bảng lương cho người lao động như sau:

Vùng

Mức lương

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường

Vùng I

4.420.000 đồng/tháng

Vùng II

3.920.000 đồng/tháng

Vùng III

3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.070.000 đồng/tháng

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đã qua đào tạo nghề, học nghề

Vùng I

4.729.400 đồng/tháng

Vùng II

4.194.400 đồng/tháng

Vùng III

3.670.100 đồng/tháng

Vùng IV

3.284.900 đồng/tháng

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã qua đào tạo nghề, học nghề

Vùng I

4.965.870 đồng/tháng

Vùng II

4.404.120 đồng/tháng

Vùng III

3.853.605 đồng/tháng

Vùng IV

3.449.145 đồng/tháng

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã qua đào tạo nghề, học nghề

Vùng I

5.060.458 đồng/tháng

Vùng II

4.488.008 đồng/tháng

Vùng III

3.927.007 đồng/tháng

Vùng IV

3.514.843 đồng/tháng

>> 2 điểm mới về lương tối thiểu vùng 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.