Tết Trung thu, người lao động có được nghỉ không?

Tết Trung thu là dịp lễ quan trọng đối với nhiều gia đình. Vì vậy, có nhiều người lao động mong muốn được nghỉ vào Tết Trung thu. Vậy vào dịp Tết Trung thu, người lao động có được nghỉ làm không?


Tết trung thu người lao động có được nghỉ không?

Pháp luật về lao động không ghi nhận trường hợp người lao động được nghỉ vào dịp Tết Trung thu. Vì vậy, Tết trung thu người lao động không được nghỉ. Người lao động chỉ được nghỉ Tết Trung thu nếu ngày lễ này trùng với ngày nghỉ cuối tuần.

Cụ thể, Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống quan trọng của người dân Việt Nam. Tết Trung thu sẽ diễn ra vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm. Tết Trung thu năm 2024 sẽ rơi vào thứ Ba ngày 17/9/2024.

Tuy nhiên, theo Điều 112 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14, người lao động được sẽ nghỉ làm vào các dịp quan trọng như lễ, Tết trong năm và vẫn hưởng nguyên lương. Các ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng lương bao gồm:

  • Tết Dương lịch;

  • Tết Âm lịch;

  • Ngày Chiến thắng;

  • Ngày Quốc tế lao động;

  • Ngày Quốc khánh;

  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Tết trung thu có được nghỉ không? (Ảnh minh họa)

Như vậy, Tết Trung thu người lao động không được nghỉ. Nếu người lao động đi làm vào Tết Trung thu cũng không được nhận thêm lương làm thêm giờ.

Tuy nhiên nếu Tết Trung thu trùng với ngày nghỉ cuối tuần và người lao động đi làm vào ngày này thì sẽ được nhận lương làm thêm giờ.

Khi đó, tiền lương của người lao động được Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ 

=

Tiền lương ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 200%

x

Số giờ làm thêm

Có nghĩa là:

Tiền lương làm thêm giờ

>=

200% x Tiền lương ngày làm việc bình thường

x

Số giờ làm thêm

Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ cuối tuần và làm vào ban đêm thì tiền lương được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm vào ban đêm

=

Tiền lương ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 200%

+

Tiền lương ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

+

20%

x

Tiền lương ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 200%

x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

Như vậy:

Tiền lương làm thêm vào ban đêm

>=

270% Tiền lương ngày làm việc bình thường

Tóm lại, nếu người lao động đi làm vào ngày Tết Trung thu trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì người lao động được trả tiền lương với mức lương ít nhất bằng 200% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Nếu người lao động làm thêm giờ ngày nghỉ cuối tuần vào ban đêm thì mức lương ít nhất bằng 270% tiền lương vào ngày làm việc bình thường.

Người lao động muốn nghỉ Tết Trung thu thì làm gì?

Người lao động vẫn có thể linh động xin nghỉ vào ngày Tết Trung thu bằng 02 cách là nghỉ phép hoặc xin nghỉ không hưởng lương.

Muốn nghỉ làm vào tết trung thu thì làm gì? (Ảnh minh họa)

Nghỉ phép

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14, người lao động có số ngày nghỉ phép như sau:

Nếu người lao động làm việc trong thời gian đủ 12 tháng cho một công ty thì được nghỉ phép, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • 12 ngày nếu làm công việc trong điều kiện làm việc bình thường;

  • 14 ngày nếu là lao động chưa thành niên, khuyết tật, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

  • 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Nếu người lao động làm việc trong thời gian chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ phép được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ví dụ: Nếu người lao động làm việc cho công ty được 10 tháng thì sẽ có tương đương 10 ngày phép, nếu người lao động làm việc cho công ty được 03 tháng thì sẽ có tương đương 03 ngày phép.

Đồng thời Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định nếu người lao động làm việc có thâm niên trong một công ty thì cứ đủ 05 năm làm việc được tăng thêm 01 ngày phép.

Ví dụ: Nếu người lao động làm việc cho công ty được 06 năm trong điều kiện làm việc bình thường thì sẽ có tương đương 13 ngày phép.

Như vậy, nếu người lao động muốn được nghỉ vào ngày Tết Trung thu thì người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép để nghỉ vào ngày lễ này.

Nghỉ không hưởng lương

Trong trường hợp người lao động đã sử dụng hết ngày phép năm nhưng vẫn muốn nghỉ vào dịp Tết Trung thu thì có thể thỏa thuận với phía công ty để nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, tùy vào nhu cầu và số lượng ngày phép còn lại người lao động có thể linh hoạt trong việc quyết định có nghỉ làm vào ngày Tết Trung thu hay không. Nếu người lao động đi làm vào ngày Tết Trung thu thì được xem là một ngày đi làm bình thường. Nếu người lao động muốn nghỉ Tết trung thu thì có thể sử dụng phép năm hoặc xin nghỉ không lương.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Tết Trung thu người lao động có được nghỉ không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu báo cáo kế hoạch thưởng Tết năm 2025

Báo cáo kế hoạch thưởng Tết là một trong những nội dung công việc không thể thiếu vào thời điểm cuối năm. Dưới đây là Mẫu báo cáo kế hoạch thưởng tết mới nhất năm 2025.

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Ghi nhanh Webinar: Xử lý kỷ luật lao động trong doanh nghiệp

Xử lý kỷ luật lao động là vấn về vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Cùng cập nhật ngay một số nội dung tại Webinar ngày 04/12/2024 về Xử lý kỷ luật lao động trong doanh nghiệp do LuatVietnam tổ chức với sự tham gia của Diễn giả là Luật sư Nguyễn Văn Thành.