Năm 2020, tăng lương tối thiểu cho người có bằng đại học, cao đẳng

Một trong những tác động của việc tăng lương tối thiểu vùng là tăng lương cho những lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, trong đó có những người có bằng đại học, cao đẳng.

8 nhóm lao động được coi đã qua học nghề, đào tạo nghề

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

- Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ;

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên;

- Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề;

- Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học;

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

- Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Tăng lương tối thiểu cho người có bằng đại học từ năm 2020

Năm 2020, tăng lương tối thiểu cho người có bằng đại học (Ảnh minh họa)

Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề năm 2020

Cũng theo Nghị định này, cụ thể tại khoản 1 Điều 5, khi trả lương cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, doanh nghiệp phải đảm bảo trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Và như vậy, từ năm 2020, mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề, trong đó có người có bằng đại học, cao đẳng tăng lên như sau:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Mức lương tối thiểu năm 2019

Mức lương tối thiểu năm 2020

Mức tăng

Vùng I

4.472.600

4.729.400

256.800

Vùng II

3.969.700

4.194.400

224.700

Vùng III

3.477.500

3.670.100

192.600

Vùng IV

3.124.400

3.284.900

160.500

Như vậy, tùy từng vùng, tiền lương của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề nói chung và người lao động có bằng đại học nói riêng từ năm 2020 sẽ tăng thêm từ 160.500 - 256.800 đồng/tháng.

>> “Được” và “mất” từ việc tăng lương tối thiểu vùng 2020 

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

2 điểm mới về lương tối thiểu vùng 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

2 điểm mới về lương tối thiểu vùng 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

2 điểm mới về lương tối thiểu vùng 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Bên cạnh việc tăng lương cơ sở, mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động trong các doanh nghiệp từ 01/01/2020. Dưới đây là những điểm đáng chú ý nhất của Nghị định này.