Doanh nghiệp cần sửa Nội quy lao động thế nào trước 01/01/2021?

Còn hơn 03 tháng nữa sẽ bước sang năm 2021, ở thời điểm này, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho việc sửa đổi Nội quy lao động để phù hợp với tinh thần của Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021).

1. Bổ sung 3 nội dung mới trong Nội quy lao động

Khoản 2 Điều 118 của Bộ luật Lao động 2019 quy định Nội quy lao động của doanh nghiệp phải có 09 nội dung chủ yếu.

Ngoài một số nội dung đã được quy định trước đây như: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trật tự tại nơi làm việc; An toàn, vệ sinh lao động…, Bộ luật mới yêu cầu Nội quy lao động phải có thêm các nội dung:

1 - Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

2 - Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

3 - Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Doanh nghiệp cần sửa Nội quy lao động thế nào trước 01/01/2021Cần sửa đổi Nội quy lao động thế nào trước 01/01/2021? (Ảnh minh họa)


2. Sửa nội dung về ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Trong nội dung về Thời giờ nghỉ ngơi của Nội quy lao động, mà cụ thể là các ngày nghỉ lễ, tết, doanh nghiệp phải sửa số ngày ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 từ 01 ngày thành 02 ngày để phù hợp với quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 112.


3. Sửa nội dung về làm thêm giờ

Trong nội dung về Thời giờ làm việc của Nội quy lao động, doanh nghiệp cần phải sửa số giờ làm thêm không quá 40 giờ trong 01 tháng (trước đây chỉ là không quá 30 giờ trong 01 tháng).

Đây là quy định tại điểm b khoản 2 Điều 107.


4. Sửa nội dung về nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Khoản 1 Điều 115 bổ sung thêm 01 trường hợp người lao động được nghỉ 03 ngày, hưởng nguyên lương là: Cha nuôi, mẹ nuôi của người lao động hoặc của vợ/chồng người lao động chết.

Do đó, doanh nghiệp cũng cần bổ sung trường hợp này trong nội dung về Thời giờ nghỉ ngơi của Nội quy lao động.


5. Bổ sung trường hợp được sa thải người lao động

Trong nội dung về Xử lý kỷ luật lao động của Nội quy lao động, doanh nghiệp cần bổ sung thêm 01 trường hợp người lao động bị sa thải là: Có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bên cạnh các trường hợp đã được quy định trước đây như: Trộm cắp, tham ô; đánh bạc; tự ý nghỉ việc từ 05 ngày trở lên…

Đây là quy định tại khoản 2 Điều 125.

Trên đây là một số nội dung mà doanh nghiệp cần sửa đổi Nội quy lao động để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2019. LuatVietnam sẽ sớm cập nhật Mẫu Nội quy lao động mới để các doanh nghiệp tham khảo.

Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.


>> 5 lưu ý khi đăng ký nội quy lao động từ năm 2021

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục