Sổ quản lý lao động mẫu chuẩn và 5 thông tin cần biết

Cùng với ban hành nội quy lao động để quản lý lao động, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm lập sổ quản lý lao động. Sau đây là mẫu sổ quản lý lao động mới nhất và những thông tin liên quan đến việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động.

1. Mẫu sổ quản lý lao động mới nhất

Sau đây là mẫu sổ quản lý lao động mới nhất mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.

Sổ quản lý lao động mẫu chuẩn và 5 thông tin cần biếtTheo khoản 2 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, mẫu sổ quản lý lao động chuẩn phải bao gồm các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:

STT

Nội dung cơ bản về

người lao động

STT

Nội dung cơ bản về

người lao động

1

Họ tên

11

Thời điểm bắt đầu làm việc

2

Giới tính

12

Tham gia bảo hiểm xã hội

3

Ngày tháng năm sinh

13

Tiền lương

4

Quốc tịch

14

Nâng bậc, nâng lương

5

Nơi cư trú

15

Số ngày nghỉ trong năm

6

Số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

16

Số giờ làm thêm

7

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

17

Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

8

Bậc trình độ kỹ năng nghề

18

Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

9

Vị trí việc làm

19

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

10

Loại hợp đồng lao động

20

Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do

2. Sổ quản lý lao động phải lập khi nào? Có bắt buộc không?

Khoản 1 Điều 12 Bộ luật lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động. Do đó, việc lập sổ quản lý lao động là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động.

Khi lập sổ quản lý lao động, phía doanh nghiệp có trách nhiệm có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin cơ bản về người lao động như họ tên; giới tính; ngày sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương;… kể từ ngày người đó bắt đầu làm việc.

Sổ quản lý lao động được lập khi nào?
Sổ quản lý lao động được lập khi nào? (Ảnh minh họa)

3. Sổ quản lý lao động được lập dưới hình thức nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Bộ luật lao động năm 2019 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sổ quản lý lao động được phép lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử.

Dù lập dưới hình thức nào thì sổ quản lý lao động vẫn phải đảm bảo có các thông tin cơ bản về người lao động: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng và lý do.

4. Sổ quản lý lao động phải xuất trình trong trường hợp nào?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải xuất trình sổ quản lý lao động trong 02 trường hợp sau đây:

- Khi cơ quan quản lý nhà nước về lao động yêu cầu.

- Khi cơ quan liên quan có yêu cầu.

Nếu không xuất trình được sổ quản lý lao động khi được yêu cầu, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính về lỗi không lập sổ quản lý lao động.

Trường hợp có sổ quản lý lao động nhưng không xuất trình khi có yêu cầu, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính về lỗi không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Doanh nghiệp phải xuất trình sổ quản lý lao động trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp phải xuất trình sổ quản lý lao động trong trường hợp nào? (Ảnh minh họa)

5. Vi phạm quy định về sổ quản lý lao động bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động vi phạm quy định về lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động sẽ bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 01 đến 03 triệu đồng đối với hành vi:

  • Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
  • Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng đối với hành vi: Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định.

Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến sổ quản lý lao động. Mọi vấn đề vướng mắc về sổ quản lý lao động sẽ được LuatVietnam giải đáp qua tổng đài 19006192 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục