Từ năm 2021, sàm sỡ đồng nghiệp bị đuổi việc ngay!

Bộ luật Lao động 2019 đã có một bước tiến mới đáng khích lệ khi có những quy định chặt chẽ hơn để ngăn chặn tình trạng quấy rối tình dục nơi làm việc.

Sa thải người quấy rối tình dục nơi làm việc

Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nề nhất đối với người lao động. Theo khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động 2019, hình thức này sẽ được áp dụng đối với người lao động có hành vi:

Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động”…

Khoản 9 Điều 3 của Bộ luật này định nghĩa khá rõ về quấy rối tình dục nơi làm việc như sau:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Như vậy, nếu người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động như có hành động sàm sỡ, động chạm, vuốt ve, cưỡng hôn… hoặc có lời nói gợi ý về tình dục, gửi ảnh khiêu dâm cho đồng nghiệp… thì sẽ bị sa thải.

Trong khi đó, tại Bộ luật Lao động năm 2012, quấy rối tình dục nơi làm việc chỉ được quy định chung chung là một trong những điều bị nghiêm cấm (khoản 2 Điều 8).

Từ năm 2021, sàm sỡ đồng nghiệp bị đuổi việc ngay!

Từ năm 2021, sàm sỡ đồng nghiệp bị đuổi việc (Ảnh minh họa)

Người bị quấy rối được nghỉ việc không cần báo trước

Nếu như người quấy rối tình dục bị áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật sa thải, thì cũng theo Bộ luật Lao động 2019, người bị quấy rối được quyền nghỉ việc mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động.

Điểm d khoản 2 Điều 35 của Luật chỉ rõ:

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Hiện nay, tại Bộ luật Lao động 2012, người lao động bị quấy rối tình dục được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước với người sử dụng lao động ít nhất 03 ngày. 

>> Tổng hợp điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 (bản tiếng Việt)

>>  Tổng hợp điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 (bản tiếng Anh)  

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục