Quy định về rút ngắn thời gian làm việc của người cao tuổi mới nhất

Ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 có hiệu lực, nhiều quy định liên quan đến người lao động cao tuổi sẽ có sự thay đổi.


1/ Ai là người lao động cao tuổi?

Người cao tuổi được ghi nhận trong Luật người cao tuổi 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Cùng với đó, BLLĐ năm 2012 quy định người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

Tuy nhiên, quy định này đã có sự thay đổi tại khoản 1 Điều 148 BLLĐ năm 2019. Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với nữ vào năm 2035.

Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.

Xem thêm: Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu dành cho mọi người lao động


2/ Lao động cao tuổi có được rút ngắn thời giờ làm việc?

Khoản 2 Điều 166 BLLĐ năm 2012 đang được áp dụng hiện nay ghi nhận:

Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Trong khi đó, khoản 2 Điều 148 BLLĐ năm 2019 quy định:

Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Có thể thấy, thay vì được áp dụng rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc chế độ làm việc không trọn thời gian như hiện nay, từ năm 2021, người lao động cao tuổi phải thỏa thuận với người sử dụng lao động để được áp dụng một trong hai cách trên. Việc áp dụng chế độ nào cũng đều cần có sự đồng ý giữa các bên.

Ngoài ra, BLLĐ năm 2019 cũng đã bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 166 BLLĐ năm 2012. Theo đó, người lao động không còn được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Thay vào đó, khoản 3 Điều 148 BLLĐ năm 2019 khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Như vậy, khi BLLĐ năm 2019 có hiệu lực, người lao động cao tuổi muốn rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Quy định về rút ngắn thời gian làm việc cho người cao tuổi từ 2021

Quy định về rút ngắn thời gian làm việc cho người cao tuổi (Ảnh minh họa)


3/ Sử dụng người lao động cao tuổi làm thêm giờ có vi phạm pháp luật?

BLLĐ năm 2012 cũng như BLLĐ năm 2019 đều không quy định về việc không được bố trí người lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, việc sử dụng lao động làm thêm giờ cũng cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019:

- Phải được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….

Như vậy, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người lao động đồng ý đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm.

Trên đây là những phân tích về các quy định liên quan đến giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi được thực hiện từ ngày 01/01/2021.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Công ty quy định phải sử dụng hết phép năm trước ngày nghỉ việc có đúng luật?

Công ty quy định phải sử dụng hết phép năm trước ngày nghỉ việc có đúng luật?

Công ty quy định phải sử dụng hết phép năm trước ngày nghỉ việc có đúng luật?

Nhiều trường hợp doanh nghiệp quy định người lao động phải nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc để tránh phải thanh toán tiền cho những ngày chưa nghỉ. Điều này có đúng luật hay không? Câu hỏi đã được AI Luật giải đáp.

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Không ít người lao động và người thân của họ bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (bão Yagi). Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã kịp thời ban hành chính sách để chia sẻ, hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng của bão. Thông tin cụ thể, LuatVietnam nêu trong bài viết dưới đây.