So sánh quyền lợi người làm việc có thời hạn và không thời hạn

Hợp đồng có thời hạn và không thời hạn là hai loại hợp đồng lao động phổ biến nhất hiện nay. Quyền lợi giữa những người lao động này có khác nhau hay không?

Căn cứ:

- Bộ luật Lao động năm 2012;

- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

- Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014;

- Luật Việc làm 2013.

Stt

Tiêu chí

Hợp đồng lao động xác định thời hạn

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

A

Giống nhau

Đều là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Chỉ thử việc 01 lần và tối đa 60 ngày với công việc cần trình độ cao đẳng trở lên, 30 ngày với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.

Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Được trả lương đúng hạn và đảm bảo tiền lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm tuân theo pháp luật và quy định chung của doanh nghiệp.

Được người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

Đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

B

Khác nhau

1

Thời gian làm việc

Xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng, trong khoảng từ đủ 12 - 36 tháng.

Không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng.

2

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

- Phải có một trong các lý do:

+ Không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận;

+ Trả lương không đầy đủ hoặc đúng hạn;

+ Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

+ Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc;

+ Được bầu, bổ nhiệm ở cơ quan dân cử, bộ máy Nhà nước;

+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định;

+ Bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

- Báo trước ít nhất 30 ngày.

- Không cần lý do;

- Báo trước ít nhất 45 ngày.

3

Thời gian được báo trước khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng

Ít nhất 30 ngày

Ít nhất 45 ngày

 Thực tế nhiều người lao động luôn có suy nghĩ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ được nhiều ưu đãi, nhiều chế độ, được ổn định mà không lo bị chấm dứt hợp đồng.

Tuy nhiên, căn cứ các quy định nêu trên, có thể thấy, không có quá nhiều khác biệt giữa người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn.

Khi là một lao động tiềm năng thì doanh nghiệp không ngại để đưa ra những chính sách cũng như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm giữ chân người lao động, dù người đó có làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hay không.

Đồng thời, nếu khi hết hạn hợp đồng mà trong 30 ngày hai bên không ký hợp đồng mới, người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng này sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.

Trường hợp hai bên ký hợp đồng mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.

Trên đây là những phân tích của LuatVietnam về quyền lợi người làm việc có thời hạn và không thời hạn. Để nắm rõ hơn các quyền lợi của mình trong quá trình làm việc, bạn đọc có thể tìm hiểu tại đây.

>> Infographic: 20 điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.