Công ty phá sản, quyền lợi cho người lao động giải quyết thế nào?
Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng dẫn tới phá sản không phải hiếm gặp, đặc biệt trong năm 2020 dưới tác động của Covid 19. Vậy khi đó, quyền lợi của người lao động được giải quyết như thế nào?
Hợp đồng lao động bị chấm dứt do công ty phá sản
Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 giải thích về phá sản như sau:
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Một trong những nội dung bắt buộc của quyết định tuyên bố phá sản là việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (Điều 108 Luật Phá sản). Theo đó, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trong khi đó, theo các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được liệt kê tại Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động chấm dứt khi người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động (khoản 7 Điều 34).
Như vậy, cùng với việc công ty bị tuyên bố phá sản thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng sẽ chấm dứt.
Xem thêm: Khi nào công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản như thế nào? (Ảnh minh họa)
Người lao động được ưu tiên giải quyết quyền lợi khi công ty phá sản
Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 BLLĐ năm 2019, trường hợp doanh nghiệp phá sản thì tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản như sau:
1. Chi phí phá sản;
2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Với quy định này, người lao động sẽ được ưu tiên thanh toán thứ hai sau khi đã chi trả chi phí phá sản. Tuy nhiên, nếu sau khi thanh lý hết tài sản của doanh nghiệp mà chỉ đủ hoặc thậm chí không đủ trả chi phí phá sản thì người lao động sẽ không nhận được bất cứ khoản thanh toán nào.
Công ty phá sản, người lao động được nhận những gì?
Như đã phân tích ở trên, việc công ty phá sản là một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, do đó, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
Do người lao động được ưu tiên thanh toán thứ hai nên nếu sau khi trả chi phí phá sản, doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng thanh toán thì người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
Được thanh toán tiền lương cho những ngày làm việc chưa thanh toán
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp doanh nghiệp phá sản có thể kéo dài thời hạn thanh toán nhưng không được quá 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 48 BLLĐ 2019.
Theo đó, công ty phải có trách nhiệm chi trả tiền lương lao động theo thời gian làm việc thực tế chưa được thanh toán lương trong thời gian quy định.
Xem thêm: 5 quy định mới về tiền lương từ 2021 của người lao động
Được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ năm 2019, người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được người sử lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu.
Với mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Cụ thể:
Tiền trợ cấp thôi việc |
= |
1/2 |
x |
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc |
x |
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc |
Trong đó:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Xem thêm: 3 thay đổi quan trọng về trợ cấp thôi việc từ năm 2021
Được thanh toán các loại bảo hiểm và các khoản lợi ích khác
Ngoài việc được trả tiền lương, trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp còn phải thanh toán các loại bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cùng những khoản lợi ích khác cho người lao động theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký.
Về trợ cấp thất nghiệp, Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Để hiểu rõ hơn về điều kiện, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn đọc xem tại đây.
Xem thêm: Công ty phá sản, NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?
Trên đây là phân tích về quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất (22/03/2021 19:30)
- 5 điều cần biết khi sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi (12/03/2021 10:06)
- Cập nhật văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 (04/03/2021 09:18)
- Sa thải - Toàn bộ quy định cần biết để tránh (23/02/2021 10:00)
- So sánh Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012 (04/02/2021 10:00)
- Mới: Đã có hướng dẫn về nội dung hợp đồng lao động từ 2021 (07/01/2021 11:26)
- Thay đổi khái niệm "Hợp đồng lao động" từ 01/01/2021 (28/12/2020 11:40)
- Infographic: Khi nào không làm việc vẫn được nhận lương? (26/12/2020 11:00)
- 11 quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động từ 2021 (24/12/2020 13:00)
- Quy định mới về nghỉ giữa giờ theo Bộ luật Lao động 2019 (24/12/2020 08:00)
- Những trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc? (12/04/2021 09:00)
- Từ 2021, để người lao động làm thêm giờ phải có văn bản đồng ý? (05/04/2021 19:30)
- Ghi thử việc trong HĐLĐ, người lao động có thêm nhiều quyền lợi (05/04/2021 10:00)
- Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần? (03/04/2021 12:00)
- File Excel chuyển đổi lương Gross sang lương Net (26/03/2021 10:00)
- Nói xấu sếp có bị đuổi việc không? (23/03/2021 10:00)
- Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm theo quy định mới (06/11/2020 10:00)
- Bộ luật Lao động 2019 và toàn bộ điểm mới đáng chú ý (06/11/2020 08:00)
- 7 lưu ý cho doanh nghiệp khi bố trí làm thêm giờ từ năm 2021 (05/11/2020 10:00)
- Mức hưởng chế độ tai nạn lao động 2021 có gì mới? (04/11/2020 10:25)
- Phân biệt lương gross và lương net (04/11/2020 09:00)