Giúp việc gia đình: Tiền lương, ngày nghỉ thế nào?

Với sự bồn bề của cuộc sống hiện đại ngày nay thì việc thuê mướn giúp việc là lựa chọn của hầu hết các gia đình ở những thành phố lớn. Vậy quyền lợi của họ có được đảm bảo như những lao động khác?

Lao động giúp việc gia đình là ai?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2012, giúp việc gia đình là người thường xuyên làm các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ.

Công việc của họ rất đa dạng, có thể là nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, người bệnh, người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

Lưu ý: Người làm giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không được xét đến trong phạm vi bài viết này.

Xem thêm: 5 lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng thuê giúp việc

Thuê giúp việc gia đình

Thuê giúp việc là lựa chọn của hầu hết gia đình (Ảnh minh họa)

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi không nhiều khác biệt

Về thời giờ làm việc

Nếu như người lao động bình thường làm việc không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần thì lao động giúp việc gia đình lại được thỏa thuận với chủ sử dụng.

Cụ thể theo Điều 21 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, hai bên được thỏa thuận về thời giờ làm việc. Riêng lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi làm việc không quá 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

Về thời giờ nghỉ ngơi

Cũng theo Nghị định này, thời giờ nghỉ ngơi của lao động giúp việc gia đình được quy định khá chi tiết. Cụ thể:

- Nghỉ hàng ngày:

Tương tự như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên nhưng phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ ít nhất 08 giờ, trong đó có 06 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ.

- Nghỉ hàng tuần:

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

Trường hợp không thể bố trí được thì chủ sử dụng phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận.

- Nghỉ hàng năm:

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ 12 ngày làm việc/năm và được hưởng nguyên lương.

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ.

- Nghỉ lễ, tết:

Ngoài những ngày nghỉ nêu trên, lao động giúp việc gia đình còn được nghỉ lễ, tết như những lao động làm các công việc khác như tết dương lịch, âm lịch, ngày Quốc khánh, Quốc tế lao động, giỗ tổ Hùng Vương…

Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Tiền lương có thể được trả theo từng giờ

Về mức lương

Theo Điều 15 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, mức lương cho công việc này được hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động.

Lưu ý:

- Mức lương này (bao gồm chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình chủ sử dụng) không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

- Mức chi phí ăn, ở hàng tháng (nếu có) không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động.

Ngoài ra, mỗi năm, chủ sử dụng có thể căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động và khả năng kinh tế của mình để thưởng cho người lao động.

Quyền lợi của giúp việc gia đình

Có thể trả lương theo giờ cho giúp việc gia đình (Ảnh minh họa)

Về hình thức trả lương

Điều 13 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH nêu rõ, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động theo tháng, tuần, ngày hoặc giờ hoặc trả gộp do hai bên thỏa thuận. Cụ thể:

- Trả lương theo tháng:

Là tiền lương được trả cho một tháng làm việc xác định theo hợp đồng lao động.

- Trả lương theo tuần:

Tiền lương 1 tuần

=

Tiền lương tháng

x

12

:

52

- Trả lương theo ngày:

Tiền lương 1 ngày

=

Tiền lương tháng

:

Số ngày làm việc bình thường trong tháng mà hai bên xác định nhưng không quá 26 ngày

- Trả lương theo giờ:

Tiền lương 1 giờ

=

Tiền lương ngày

:

Số giờ làm việc bình thường trong ngày mà hai bên xác định và ghi trong hợp đồng

Nếu trả lương qua tài khoản ngân hàng thì chủ sử dụng có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động mở tài khoản ngân hàng. Các loại phí liên quan đến mở hay duy trì tài khoản do hai bên thỏa thuận.

Đặc biệt lưu ý, chủ sử dụng không được thu phí chuyển khoản.

Về tiền lương làm thêm giờ

Giúp việc gia đình là một công việc vất vả và không đơn giản là lao động tay chân, do vậy, việc người lao động phải làm thêm giờ cũng không phải là chuyện hiếm thấy.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cũng tại Thông tư này, Điều 14 quy định chi tiết tiền lương làm thêm giờ như sau:

- Làm vào ngày thường:

Được trả ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo giờ làm việc.

- Làm vào ngày nghỉ hàng tuần:

Được trả ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo ngày làm việc.

- Làm vào ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ có hưởng lương:

Được trả lương ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo ngày làm việc, chưa kể tiền lương của ngày lễ, tết có hưởng lương đối với người hưởng lương theo giờ, ngày hoặc tuần.

Ngoài ra, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm 20% tiền lương tính theo giờ của ngày làm việc bình thường hoặc tiền lương của ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ có hưởng lương và lễ, tết.

Như vậy, tiền lương làm thêm giờ của lao động giúp việc gia đình không khác so với tiền lương làm thêm giờ của lao động làm các công việc khác.

Xem thêm: Cách tính lương làm thêm giờ 2019 cho người lao động

Về lương ngừng việc

Người lao động được trả đủ lương nếu phải ngừng việc do lỗi của chủ sử dụng và không được trả lương nếu không do lỗi của họ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Về khấu trừ tiền lương

Chủ sử dụng chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hỏng hoặc mất dụng cụ, thiết bị, tài sản theo nội dung của hợp đồng lao động.

Mức khấu trừ hàng tháng do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 30% mức lương tháng đối với người lao động không sống tại gia đình chủ sử dụng và không quá 60% mức tiền lương còn lại sau khi trừ chi phí ăn, ở (nếu có) đối với người lao động sống tại gia đình chủ sử dụng.

Với những quy định nêu trên có thể thấy, quyền lợi của người lao động giúp việc gia đình không có quá nhiều điểm khác biệt so với các lao động khác, có chăng chỉ là sự linh hoạt để phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc.

>> Các khoản phải lo khi giúp việc gia đình bị tai nạn lao động

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.