Từ năm 2021, Bộ luật Lao động 2019 sẽ có hiệu lực với một số điểm mới về thử việc đối với người lao động.
Trường hợp người lao động không phải thử việc
Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Trước đó, Bộ luật Lao động 2012 chỉ ghi nhận trường hợp không phải thử việc đối với hợp đồng lao động mùa vụ. Tuy nhiên, hợp đồng mùa vụ đã không còn tồn tại theo Bộ luật Lao động 2019.
Bổ sung trường hợp về thời gian thử việc
Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm trường hợp thử việc với người lao động như sau:
Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Đồng thời, vẫn giữ nguyên các trường hợp thử việc khác, gồm:
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Quy định về thử việc áp dụng từ năm 2021 (Ảnh minh họa)
Nội dung hợp đồng thử việc
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và một số nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Kết thúc thời gian thử việc
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Đặc biệt, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Ngày 13/11/2024 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 159/2024/QH15 ngày 13/11/2024 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đó, sẽ đề xuất tiếp tục được tăng lương hưu theo Nghị quyết 159 trong trường hợp sau.
Ngày 27/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Công đoàn 2024, theo đó, Luật này sẽ thay thế Luật công đoàn 2012 hiện hành. Dưới đây là tổng hợp 05 điểm mới tại Luật Công đoàn doanh nghiệp cần chú ý.
Ngày 27/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn 2024 và lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn là một trong những nội dung đáng chú ý của Luật này.
Báo cáo kế hoạch thưởng Tết là một trong những nội dung công việc không thể thiếu vào thời điểm cuối năm. Dưới đây là Mẫu báo cáo kế hoạch thưởng tết mới nhất năm 2025.
Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Công đoàn 2024 với tỷ lệ 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội. Dưới đây là 05 điểm mới Luật Công đoàn 2024 đáng chú ý.
Khi được tuyển dụng, tùy vào công việc, thời gian làm việc mà người lao động sẽ được ký kết các loại hợp đồng khác nhau. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động cần phải nắm rõ sự khác nhau giữa các loại hợp đồng lao động này.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động. Trường hợp nghỉ ốm trong thời gian báo trước có được tính không?
Thời gian làm việc thực tế được dùng để tính trợ cấp mất thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Vậy cách tính thời gian làm việc thực tế như thế nào, cùng LuatVietnam tham khảo qua những hình ảnh dưới đây.
Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành, gồm những quy tắc xử sự chung và riêng cho từng loại lao động, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và biện pháp xử lý đối với những hành vi này.