3 quy định mới về lương hưu tại Bộ luật Lao động 2019

Bên cạnh những quy định về lương thưởng, ngày nghỉ lễ tết… Bộ luật Lao động mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 còn điều chỉnh cả việc hưởng lương hưu của người lao động, đặc biệt là điều kiện hưởng.



Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong đó điều chỉnh điều kiện hưởng lương hưu của người lao động từ năm 2021 trong các trường hợp như sau:

Điều kiện nghỉ hưu đúng tuổi với người tham gia BHXH bắt buộc

Tuổi

Năm đóng BHXH

Điều kiện khác

Tiêu chuẩn:

- Nam 62 tuổi vào năm 2028

- Nữ 60 tuổi vào năm 2035

Xem chi tiết lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu tại đây.

20 năm trở lên

Thấp hơn không quá 05 tuổi so với độ tuổi tiêu chuẩn

20 năm trở lên

Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021

Thấp hơn không quá 10 tuổi so với độ tuổi tiêu chuẩn

20 năm trở lên

Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò

20 năm trở lên

Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao

3 quy định mới về lương hưu tại Bộ luật Lao động 2019

Quy định mới về lương hưu tại Bộ luật Lao động 2019 (Ảnh minh họa)

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi với người tham gia BHXH bắt buộc

Tuổi

Năm đóng BHXH

Điều kiện khác

Thấp hơn không quá 05 tuổi so với độ tuổi tiêu chuẩn

20 năm trở lên

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%

Thấp hơn không quá 10 tuổi so với độ tuổi tiêu chuẩn

20 năm trở lên

Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

20 năm trở lên

Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Lưu ý: Khi nghỉ hưu trước tuổi, người lao động được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người nghỉ hưu đúng tuổi nêu trên.

Điều kiện nghỉ hưu với người tham gia BHXH tự nguyện

Để phù hợp và thống nhất với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, với những trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, điều kiện hưởng lương hưu của những lao động này cũng có sự điều chỉnh nhất định. Cụ thể:

Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện:

- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động.

Trong đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường thực hiện theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của những lao động này là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.

Với những quy định nêu trên, có thể thấy, việc tăng tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động mới đã ảnh hưởng khá lớn tới điều kiện hưởng lương hưu của người lao động.

Lúc này, nếu đã đủ năm đóng bảo hiểm, người lao động có thể lựa chọn nghỉ việc, chờ đủ tuổi để lĩnh lương hưu hoặc tiếp tục làm việc để hưởng lương từ người sử dụng lao động và tích lũy thêm cho khoản tiền hưu sau này.

>> 5 quy định mới về Lương - Thưởng tại Bộ luật Lao động 2019

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.