2 phương án về lương tối thiểu vùng năm 2021
Theo thông lệ, cuối tháng 6 hàng năm, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ nhóm họp để bàn về lương tối thiểu cho năm tiếp theo. Và sáng nay (23/6), cuộc họp này đã diễn ra.
Trước hậu quả nặng nề từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cả người lao động và doanh nghiệp đều đang gặp khó khăn, có nơi khó khăn gay gắt. Chính vì vậy, việc thương lượng về mức lương tối thiểu vùng cho người lao động năm nay có khác so với những năm trước.
Theo đó, Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đề xuất 02 phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2021:
Phương án 1: Khuyến nghị tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm 2021 (không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021).
Phương án 2: Từ 01/7/2021 (lùi 06 tháng so với các năm trước), điều chỉnh bình quân 2,5% để duy trì, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động (tính trên cơ sở CPI năm 2021 dự kiến 4% trừ phần đã tăng vượt 1,51% của năm 2020).
Nếu thực hiện phương án này, mức tăng dao động từ 80.000 đến 110.000 đồng, tương ứng từ vùng I đến IV lần lượt là 4,53 triệu; 4,02 triệu; 3,52 triệu và 3,15 triệu đồng.
2 phương án lương tối thiểu vùng năm 2021 (Ảnh minh họa)
Hiện nay, theo Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 như sau:
- Mức 4,42 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I;
- Mức 3,92 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II;
- Mức 3,43 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III;
- Mức 3,07 triệu đồng/tháng, áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV.
Được biết, để đi đến thống nhất về phương án về lương tối thiểu vùng năm 2021, Hội đồng Tiền lương quốc gia còn họp thêm. LuatVietnam sẽ tiếp tục cập nhật về thông tin này.
Trước đó, Quốc hội đã nhất trí chưa tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ ngày 01/7/2020. Có thể hiểu đơn giản, lương cơ sở là mức lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước để tính lương, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ khác. Còn lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Theo đó, việc không tăng lương cơ sở không đồng nghĩa với việc không tăng lương tối thiểu vùng. |
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng năm 2021 trên cả nước (27/01/2021 16:30)
- Video: Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 (18/01/2021 11:01)
- Infographic: 6 thay đổi về lương tối thiểu của người lao động từ 2021 (07/01/2021 11:00)
- Mức lương tối thiểu 2021: 5 thay đổi cần biết (11/12/2020 13:00)
- Mức lương cơ bản 2021? Lương cơ bản có phải là lương đóng bảo hiểm? (02/12/2020 10:00)
- Thêm nhiều căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 2021 (11/11/2020 11:12)
- Kịch bản nào cho lương tối thiểu vùng 2021? (07/10/2020 15:09)
- “Chốt” phương án không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 (05/08/2020 15:04)
- 2 phương án về lương tối thiểu vùng năm 2021 (24/06/2020 08:44)
- Lương sinh viên mới ra trường thấp nhất là bao nhiêu? (29/12/2019 08:09)
- Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường bao nhiêu? (05/03/2021 10:00)
- Lương công nhân 2021: Tất cả những thông tin mới (03/03/2021 14:30)
- Khấu trừ lương là gì? Mức khấu trừ tiền lương mới nhất (03/03/2021 13:30)
- Hợp đồng thử việc: Những quy định cần biết trước khi ký (03/03/2021 10:23)
- Bị sa thải bằng miệng, làm gì để đòi lại quyền lợi? (02/03/2021 10:03)
- Những khoản tiền được nhận khi nghỉ việc năm 2021 (26/02/2021 13:00)
- Doanh nghiệp có nên thành lập công đoàn hay không? (11/06/2020 16:30)
- Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng cộng tác viên (09/06/2020 16:30)
- Video: Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng tư vấn 'Bảo vệ quyền lợi người lao động' (09/06/2020 10:30)
- 3 điều doanh nghiệp cần biết khi cắt giảm nhân sự năm 2021 (08/06/2020 10:32)
- Sử dụng lao động nước ngoài không giấy phép bị phạt thế nào? (05/06/2020 16:30)